Lợn xấu nhất thế giới được ghi hình lần đầu tiên

Các nhà khoa học lần đầu tiên ghi hình lợn hoang đảo Java, loài lợn xấu nhất và hiếm gặp nhất thế giới trong tự nhiên.

Lợn hoang đảo Java bị đe dọa bởi nạn săn bắt và tình trạng mất môi trường sống tới mức các nhà bảo tồn khảo sát nơi chúng sống tin rằng chúng có thể đang bên bờ vực tuyệt chủng. Các camera kích hoạt bằng chuyển động hé lộ các quần thể nhỏ sinh sống trong những khu rừng ngày càng thưa thớt trên đảo Java, Indonesia. Nhóm nghiên cứu cho biết mục tiêu của họ là bảo vệ môi trường sống của loài vật quý hiếm này, BBC hôm 23/12 đưa tin.

Lợn xấu nhất thế giới được ghi hình lần đầu tiên
Lợn hoang đảo Java.

Cuộc khảo sát do tiến sĩ Johanna Rode-Margono và đồng nghiệp ở vườn thú Chester tiến hành. Họ rất xúc động khi bắt gặp những con lợn ở đó. Nghiên cứu gần nhất về các khu vực rừng ở miền đất thấp vào năm 2004 chỉ ra sự sụt giảm nghiêm trọng về số lượng của loài vật. "Chúng tôi lo ngại tất cả hoặc hầu hết lợn hoang đảo Java đã biến mất", Rode-Margono chia sẻ.

Dù những con lợn lông lá có bộ mặt nhiều nốt mụn cơm không phải sinh vật đẹp đẽ ở Java, chúng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng khi đào xới đất và phát tán hạt giống khi lang thang kiếm ăn, theo tiến sĩ Rode-Margono. Ở Java, hòn đảo đông dân nhất của Indonesia, chúng cũng là ví dụ điển hình cho áp lực ngày càng tăng mà con người gây ra với rừng nhiệt đới. Những con lợn không chỉ mất môi trường sống do nạn chặt phá rừng để canh tác và phát triển đô thị mà còn đụng độ trực tiếp với con người. Chúng bị coi như loài gây hại và thường bị săn bắt do ăn hoa màu.

"Săn bắt để tiêu khiển cũng là một vấn đề. Và loài vật này có thể lai gống với lợn hoang châu Âu", tiến sĩ Rode-Margono nói.

Trong số 7 khu vực nhóm nghiên cứu khảo sát bằng cách sử dụng camera ẩn kích hoạt bằng chuyển động, chỉ ba khu vực có lợn hoang Java. "Điều đó có nghĩa chúng vẫn đang bị đe dọa và nếu chúng ta không làm gì, sẽ ngày càng nhiều lợn hoang đảo Java biến mất", tiến sĩ Rode-Margono nhấn mạnh.

Một trung tâm động vật hoang dã ở Java bắt đầu chương trình nhân giống nuôi nhốt lợn hoang đảo Java và các nhà khoa học hy vọng có thể xác định một số khu vực, nơi các loài vật này có thể được thả ra và bảo vệ trong tự nhiên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Liệu bạn có nên cho mèo uống sữa hay không?

Liệu bạn có nên cho mèo uống sữa hay không?

Theo How Stuff Works, từ sách báo cho trẻ em cho tới quảng cáo truyền hình, ý tưởng về việc mèo thích uống sữa luôn được củng cố.

Đăng ngày: 24/12/2017
Cảnh tượng giun ăn tảo phóng đại 250 lần

Cảnh tượng giun ăn tảo phóng đại 250 lần

Andrei Savitsky, sống tại Cherkassy, Ukraine, ghi lại hình ảnh một con giun ít tơ đang ăn và tiêu hóa tảo phóng đại 250 lần dưới kính hiển vi, Story Trender hôm 21/12 đưa tin.

Đăng ngày: 22/12/2017
Mỹ: Những lý do đáng sợ khiến chó pit bull giết và ăn thịt chủ

Mỹ: Những lý do đáng sợ khiến chó pit bull giết và ăn thịt chủ

Cái chết khủng khiếp của Bethany Lynn Stephens, 22 tuổi, đang khiến cả thế giới kinh ngạc.

Đăng ngày: 22/12/2017
Phát hiện mới về sự tồn tại của chim cánh cụt ở Nam Cực

Phát hiện mới về sự tồn tại của chim cánh cụt ở Nam Cực

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc được công bố mới đây, loài chim cánh cụt đã xuất hiện ở châu Nam Cực từ cách đây 14.600 năm, sớm hơn 6.000 năm so với giả thuyết trước đây.

Đăng ngày: 22/12/2017
Cáo tuyết Bắc cực tiếp cận đoàn thám hiểm

Cáo tuyết Bắc cực tiếp cận đoàn thám hiểm

Dave Briggs, hướng dẫn viên của hãng du lịch Arctic Kingdom, ghi lại cảnh một con cáo tuyết tò mò tiến lại gần đoàn thám hiểm trong khu vực Bắc cực thuộc Canada, Story Trender hôm 18/12 đưa tin.

Đăng ngày: 20/12/2017
Chuyện

Chuyện "quái đản" trong tự nhiên: Loài khỉ Nhật Bản làm "chuyện ấy" với... hươu

Theo như mô tả, con khỉ đã tìm cách thực hiện hành vi giao phối, và con hươu thì mặc kệ. Thậm chí nó có phần đồng tình, khi còn liếm lông sau khi con khỉ... mệt.

Đăng ngày: 19/12/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News