Lớp phòng thủ cuối cùng trước khi siêu vi khuẩn đưa chúng ta về thời kỳ đồ đá

Liệu các phương tiện truyền thông và giải trí đã làm cho chúng ta lơ là trước những mối hiểm nguy ngay trước mũi?

Hàng thập kỷ nay, cuộc chiến quyết định sự sống còn của con người vẫn âm thầm xảy ra. Và ngày hôm nay, một loài vi khuẩn đã phát triển khả năng kháng lại Colistin, vòng phòng thủ kháng sinh cuối cùng được dựng lên. Đây là lần đầu loài người phải đối mặt với vi khuẩn một cách trần trụi như thế này.

Vào cuối năm 2015 tại Trung Quốc, các nhà vi sinh vật học đã tìm ra một loại vi khuẩn với gene mcr-1 có khả năng kháng lại Colistin. Không những thế đơn vị gene này có khả năng được chuyển từ vi khuẩn này sang loài vi khuẩn khác thông qua plasmid.

Từ đó trở đi, các loài vi khuẩn mang trên mình bộ gene này đã xuất hiện tại Châu Âu, Canada và gần đây nhất là Hoa Kỳ. Theo báo cáo của tạp chí ở Mỹ, vào tháng trước, nước tiểu của một phụ nữ 49 tuổi tại bang Pennsylvania có chứa vi khuẩn Escherichia coli với gene mcr-1.

Lớp phòng thủ cuối cùng của con người trước sự tấn công của Siêu vi khuẩn?

Colistin là một trong những loại thuốc kháng sinh cuối cùng có khả năng phòng chống các loài siêu vi khuẩn họ Eubacteriales kháng dòng kháng sinh lớp carbapenem hay còn gọi là CRE. Loại siêu vi khuẩn này có thể lây lan xuyên suốt các cơ sở ý tế và gây ra cái chết cho một nửa số nạn nhân mắc phải.

Lớp phòng thủ cuối cùng trước khi siêu vi khuẩn đưa chúng ta về thời kỳ đồ đá
Penicillin là phát minh quan trọng nhất của loài người, chỉ sau lửa.

Theo mô hình giả lập của các nhà nghiên cứu, tại một vùng dân cư tương đương đơn một đơn vị quận, trong một thập kỷ, CRE có thể chuyển từ mức "vi khuẩn hiếm gặp" thành cấp độ "vi khuẩn thường gặp" tại các trung tâm cơ sở y tế.

Hồi tưởng lại thời gian gần đây nhất khi mà con người bất lực trước rủi ro đến từ vi khuẩn

Đây thực sự là một điều đáng báo động, khi mà vũ khí duy nhất con người có trong tay để trị tận gốc vi khuẩn không còn hiệu lực.

Năm 1928, Alexander Fleming phát hiện ra penicillin và chấm dứt cơn ác mộng chết chóc từ nhiễm trùng. Trước đó những vết nhiễm trùng đơn giản cũng có thể đã cho nạn nhân xấu số một cái chết đau đớn không thể tránh khỏi.

Vết thương ngoài da bị viêm loét, viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường hô hấp v.v... Là một trong những tổn thương mà ngày nay chúng ta không phải lo nghĩ quá nhiều. Nhưng ngày xưa, những thứ xem chừng không phải quá to tát đã cướp chân tay hay thậm chí là sinh mạng hàng triệu người.

Phát minh của Alexander Fleming về thuốc kháng sinh phần nào đã định hình xã hội loài người ngày nay. Tuổi thọ con người tăng vọt, chất lượng cuộc sống tăng lên dẫn đến sự cải thiện tăng gia sản xuất.

Thuốc kháng sinh hiện được sử dụng rộng khắp và nhiều người trong số chúng ta không hề mảy may suy nghĩ mỗi khi uống chúng, cùng lắm chỉ cảm thấy bất tiện vì chút vị đắng thuốc lưu lại trong miệng.

Với sự tiến hóa của kháng sinh, vi khuẩn cũng không ngừng thích ứng

Vi khuẩn như bất cứ sinh vật nào khác đều có bản năng sống còn của riêng nó.

Không lâu sau khi Penicillin ra đời, những con vi khuẩn đầu tiên kháng lại kháng sinh cũng ra đời theo. Và vòng luẩn quẩn từ đó tiếp diễn. Con người phát triển ra thuốc kháng sinh mới trong khi vi khuẩn ra sức tiến hóa và kháng lại chúng.

Vì vậy con người đã gia tăng năng suất sản xuất ra các loại kháng sinh để dự phòng, không bao giờ để cho vi khuẩn thắng trong cuộc đua này. Các nhà khoa học không muốn lặp lại thời kỳ lịch sử trước khi Fleming đem đến cho con người phương thuốc kháng sinh đầu tiên quý giá ấy.

Nhưng con người đang thua trong cuộc chiến chống lại vi khuẩn

Lớp phòng thủ cuối cùng trước khi siêu vi khuẩn đưa chúng ta về thời kỳ đồ đá
Không lâu sau khi Penicillin ra đời, những con vi khuẩn đầu tiên kháng lại kháng sinh cũng ra đời theo.

Báo cáo về hệ thống sản xuất kháng sinh từ The Pew Charitable Trusts cho biết:

  1. Hiện nay có quá ít thuốc kháng sinh mới đang trong quá trình sản xuất: Chỉ có 37 loại thuốc mới đang trong quá trình phát triển lâm sàng. Trung bình cứ mỗi 5 thuốc trong quá trình này thì chỉ có 1 được nghiên cứu thành công và ra mắt thị trường.
  2. Các hãng sản xuất dược phẩm lớn không hoạt động hiệu quả: Trong số 34 công ty dược đang nghiên cứu sản xuất thuốc kháng sinh mới, thì chỉ có 5 trong số đó được liệt vào danh sách công ty lớn. Có nghĩa là hơn 80% trong tổng số thuốc đang được nghiên cứu đều là dự án của các công ty nhỏ lẻ. Nửa trong số các công ty này thậm chí không hề có sản phẩm gì ngoài thị trường.

Lý do chính đằng sau việc này có lẽ là do lợi nhuận thu về rất ít so với các chương trình sản xuất khác. Nguyên nhân của việc này lại đến từ những chính sách chưa thực sự nhấn mạnh tầm quan trọng của thuốc kháng sinh trong cuộc sống ngày nay.

Các chính phủ cần phải loại bỏ những bộ luật gây khó khăn trong việc nghiên cứu thuốc kháng sinh cũng như đề cao những chính sách khuyến khích sản xuất thuốc kháng sinh mới.

Nhất là khi một thảm họa dường như đang gõ cửa trước toàn thể nhân loại.

  • Vi khuẩn kháng tất cả các loại thuốc được phát hiện tại Mỹ
  • Vi khuẩn đã học được cách chống lại kháng sinh như thế nào?
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News