Lũ lớn kỷ lục đổ về đập Tam Hiệp
Mạng lưới Thủy văn sông Trường Giang cho biết dòng chảy đổ về hồ chứa đập Tam Hiệp đạt đỉnh 75.000m3/giây vào 8h sáng nay, khiến mực nước trong hồ chứa đạt 161,81 mét.
Đây là đợt lũ lớn nhất đập Tam Hiệp tiếp nhận kể từ khi công trình được xây dựng năm 2003. Trước đó, lưu lượng nước lũ lớn nhất đổ về hồ chứa đập Tam Hiệp là 71.200m3/giây vào năm 2012.
Nước lũ đổ về cao kỷ lục buộc đập Tam Hiệp phải mở 11 cửa xả với lưu lượng 49.200m3/giây, vượt mức 46.000m3/giây như yêu cầu của Ủy ban Thủy lợi Trường Giang.
Đập Tam Hiệp ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc mở 11 cửa xả lũ hôm nay. (Ảnh: China News).
Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng bất chấp điều kiện thời tiết khắc nghiệt, Trung Quốc đã chuẩn bị tốt để giảm thiểu tác động của bất kỳ thiên tai nào.
Trước đó, Tập đoàn Tam Hiệp cho biết để đối phó đỉnh lũ, các đập ở thượng nguồn sông Trường Giang gồm Ô Đông Đức, Khê Lạc Độ, Hướng Gia Bá, sẽ phối hợp để cùng kiểm soát lũ. Các đập sẽ phát huy đủ chức năng phòng chống lũ lụt và dự kiến giảm bớt áp lực phòng chống lũ lụt cho tỉnh Tứ Xuyên, thành phố Trùng Khánh cũng như đập Tam Hiệp.
Đập Tam Hiệp hôm 15/8 đón đợt lũ thứ tư trong năm trên sông Trường Giang với lưu lượng 62.000 m3/giây. Hai ngày sau, đợt lũ thứ năm xảy ra dọc thượng nguồn sông Trường Giang. Một số nhánh của thượng nguồn sông Trường Giang đã chứng kiến những đỉnh lũ kỷ lục do mưa lớn liên tục.
Lưu vực sông Trường Giang và vị trí đập Tam Hiệp ở tỉnh Hồ Bắc. (Đồ họa: SCMP).
Trung Quốc hàng năm đều hứng chịu lũ lụt, song các trận lũ năm nay lớn hơn bình thường và gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Lượng mưa bất thường xảy ra chủ yếu ở miền nam Trung Quốc. Lượng mưa ở lưu vực sôngTrường Giang và sông Hoài đạt mức cao nhất kể từ năm 1961.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?
Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.
