Lũ lụt Libya khiến 20.000 người có thể đã tử vong
Hầu hết những người mất tích trong trận lũ đã thiệt mạng, nên số người chết trên thực tế có thể đã lên tới 20.000 người và hàng nghìn thi thể chưa được chôn cất bắt đầu phân hủy.
Một số quan chức chính quyền miền Đông Libya tối qua (13/9) nhận định, số người chết thực tế trong trận lũ lụt kinh hoàng tràn qua thành phố Derna ngày 10-11/9 vừa qua có thể đã lên tới 20.000 người.
Trả lời phỏng vấn truyền hình Al Arabia, Thị trưởng thành phố Derna, ông Abdelmonaem Al Gheithy cho rằng, hầu hết những người mất tích trong trận lũ đã thiệt mạng, nên số người chết trên thực tế có thể đã lên tới 20.000 người.
Số người chết thực tế trong trận lũ lụt kinh hoàng tràn quan thành phố Derna ngày 10-11/9 vừa qua có thể đã lên tới 20.000 người - Ảnh minh họa: Reuter
Tương tự, Cố vấn thông tin của Chủ tịch Quốc hội Libya, ông Abdelkarem Al Moreimy cũng cho rằng, khoảng 8.000 người đã thiệt mạng và ít nhất 10.000 người bị mất tích trong trận lũ. Do khả năng sống sót của người mất tích là gần như không còn, nên số người chết trên thực tế có thể lên tới 18.000-20.000 người, thậm chí nhiều hơn.
Trong khi đó, các nguồn tin từ Derna cho biết, hàng nghìn thi thể vẫn chưa được chôn cất do chờ nhận dạng và xác định danh tính. Hầu hết các thi thể này không được chứa trong túi ni lông và đã bắt đầu phân hủy, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Liên quan đến công tác cứu hộ, quân đội Libya hôm qua đã yêu cầu toàn bộ người dân thành phố di chuyển sang khu vực an toàn hơn, để phục vụ công tác tìm kiếm người mất tích và trục vớt các thi thể bị vùi lấp trong các đống đổ nát và khu vực dọc bờ biển.
Theo kế hoạch, hôm nay (14/5), Quốc hội Libya tiến hành phiên họp bất thường để thảo luận về công tác khắc phục hậu quả lũ lụt.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên
Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Sự khác nhau giữa El Nino, La Nina và ENSO
El Nino, La Nina và ENSO đều là những hiện tượng thời tiết cực đoan nguy hiểm.
