Lũ lụt nghiêm trọng tại khu vực phía Nam của Pháp
Ngày 18/6, hàng nghìn khách hành hương đã được sơ tán khỏi một thánh địa nổi tiếng tại thành phố Lourdes ở miền Nam nước Pháp do ngập lụt nhấn chìm một số khu hành chính ở khu vực này và các khu vực lân cận.
Theo Người phát ngôn cơ quan quản lý trung tâm người hành hương, mực nước ở khu vực thánh địa đã lên cao hơn so với mọi dự báo, do vậy người hành hương đã được sơ tán để đề phòng các sự cố. Việc hành hương của các tín đồ từ thành phố Arras của Pháp và từ Italy tới khu vực này vào ngày 19/6 cũng được khuyến cáo hoãn lại. Không loại trừ trường hợp phải tạm cắt điện trên toàn khu vực thánh địa để đề phòng trường hợp chập mạch điện.
Hoạt động sơ tán được thực hiện ở các khu vực ngập nước năm 2012. (Nguồn: abc.net.au)
Ngoài ra, hơn 1.000 khách thuê phòng tại các khách sạn ở tất cả các khu dân cư nằm dọc bờ sông Gave de Pau mà nước đã dâng tràn bờ, cũng được sơ tán tới nơi an toàn.
Đại diện chính quyền địa phương cho biết trận lũ lụt hiếm thấy này với lượng mưa lớn đã gây thiệt hại nặng nề về vật chất cho thành phố. Hàng trăm nhân viên cứu hộ đã được điều động tới để làm công tác cứu hộ, cứu nạn. Đây được xem là hiện tượng hiếm thấy tại khu vực thánh địa nổi tiếng này, song sức tàn phá của nó được so sánh với trận lũ lụt xảy ra hồi tháng 10/2012 gây tổn thất 2,5 triệu euro.
Theo dự báo của Cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia, trong những ngày tới, tại hai khu hành chính Pyrenees Atlantiques và Hautes Pyrenees vẫn tiếp diễn tình trạng mưa lớn gây lũ lụt có thể lên tới mức nguy hiểm nhất - mức "báo động đỏ". Ngoài ra, 10 khu hành chính ở phía Tây Nam của Pháp cũng đã được đặt trong tình trạng "báo động cam" - mức nguy hiểm sau "báo động đỏ".
Thành phố Lourdes là một trong những trung tâm hành hương lớn nhất trong thế giới Thiên chúa giáo. Hàng năm, Lourdes đón tiếp gần 6 triệu du khách từ hơn 70 quốc gia trên thế giới.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
