Lúa được bảo tồn an toàn ở ngân hàng gene Philippines
Các nhà khoa học cho biết hơn 100 nghìn giống lúa khác nhau đã được giữ gìn cho tương lai tại Viện Lúa quốc tế.
Các mẫu trong ngân hàng gene lúa lớn nhất thế giới ở Philippines sẽ được sử dụng để giúp người nông dân tạo ra các vụ lúa có thể sống sót qua hạn hát và ngập lụt.
Ngân hàng gene Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) đã tìm được sự tài trợ lâu dài từ Tổ chức Crop Trust.
Đó là một phần của những nỗ lực quốc tế nhằm lưu trữ hạt giống trong các ngân hàng gen để bảo vệ nguồn cung cấp lương thực ở môi trường thế giới đang nóng lên.
Marie Haga, giám đốc điều hành của tổ chức quốc tế phi lợi nhuận, Crop Trust, cho biết: “Những hạt giống này là những phép màu – chúng tôi tin rằng trong sự đa dạng tự nhiên của lúa gạo, bạn có gần như mọi đặc điểm bạn muốn tìm kiếm”.
Bà cho biết lúa tương đối dễ tích trữ, và sẽ vượt qua được sự bảo tồn hàng trăm năm ở nhiệt độ thấp.
Lúa có sự đa dạng di truyền mà có thể sử dụng để nhân giống lúa mới có khả năng chống chịu sâu hại và các bệnh cũng như ngập lụt và hạn hán.
Lúa đang được thu hoạch ở Tây Bắc Việt Nam.
Những sự thật về lúa gạo
- Lúa gạo chiếm hơn 20% lượng calo lấy vào toàn cầu.
- Hơn 90% lúa gạo thế giới được sản xuất và tiêu thụ ở châu Á với sáu nước (Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Việt Nam và Nhật Bản) chiếm 80% sản lượng và mức tiêu thụ thế giới.
- Đến năm 2050, lượng tiêu thụ gạo hàng năm được ước tính tăng từ 420 lên 525 triệu tấn.
Một thành tựu gần đây của IRRI, có trụ sở ở Los Banos, Philippines, là một giống lúa có thể sống ở những khu vực bị ngập lụt.
“Lúa lặn” đã được giới thiệu ở châu Á và đang được thích ứng để trồng ở châu Á.
Ngân hàng gene IRRI nắm giữ các giống lúa hoang từ khắp nơi trên thế giới - (Ảnh từ IRRI).
Ruaraidh Sackville-Hamilton, một nhà sinh vật học di truyền quản lý ngân hàng gene IRRI, cho biết công cuộc bảo tồn lúa có một thành tích đã được chứng minh là mang tới lợi ích cho thế giới. “Với bộ sưu tập này được bảo tồn an toàn, chúng ta có thể tiếp tục sử dụng nó để tạo ra các giống lúa đã cải thiện mà người nông dân có thể dùng để ứng phó với những thách thức trong sản xuất lúa gạo, và thích ứng với thị hiếu và sở thích đang thay đổi của người tiêu dùng khắp nơi”.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.
