Lửa được phát hiện muộn tại châu Âu
Một nghiên cứu mới cho rằng, lửa được con người sử dụng ở châu Âu muộn hơn so với lâu nay người ta vẫn tưởng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Mỹ National Academy of Sciences.
Hai nhà khoa học Wil Roebroeks, của Đại học Leiden tại Hà Lan, và Paola Villa, thuộc Đại học Colorado ở Mỹ, đã tổng hợp tài liệu nghiên cứu tại 141 điểm khảo cổ khắp châu Âu và xác nhận rằng lửa được bắt đầu sử dụng cách nay khoảng từ 300.000 năm đến 400.000 năm.
Ngọn lửa là một phần cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của người cổ đại. Ảnh: NAS
Trước đó, lửa đã được sử dụng tại Israel và theo nhà khảo cổ học Villa, có những mẫu xương bị cháy đã được phát hiện tại các hang động ở Nam Phi cách nay khoảng 1 triệu năm. Vấn đề đặt ra sau phát hiện này là làm thế nào con người lúc đó chịu được lạnh khi không có lửa. Các nhà khoa học cho rằng thời đó, họ vận động rất tích cực và có chế độ ăn giàu protein, chủ yếu là thịt và hải sản sống.
Trước đây, theo nhà khảo cổ học Richards W. Wrangham, tại Đại học Harvard trong tác phẩm “Bắt được lửa: Làm thế nào việc nấu ăn biến chúng ta thành người”, con người có thể đã bắt đầu biết làm chín thức ăn cách nay khoảng 2 triệu năm nhưng những bằng chứng củng cố giả thuyết này đã bị hủy hoại theo thời gian.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
