Luận án Biến đổi khí hậu và cách khắc phục
Nhân loại từ thời kì sơ khai của Trái đất đã mất rất nhiều thời gian, trí tuệ và tiền bạc, công sức để xây dựng lên một nền văn minh tiên tiến như hiện nay. Nhưng đi đôi với sự phát triển luôn tồn tại những tác hại, cũng không đáng ngạc nhiên khi nhân loại phải đối mặt với những thiên tai mà vô tình qua thời gian con người đã tạo ra... 3 năm trong quá trình nghiên cứu, tuy có nhiều phức tạp nhưng tôi sẽ cố gắng viết kết quả của quá trình này dưới dạng tư duy logic đơn giản nhất. Xin chân thành cảm ơn!
Nhiệt độ cao, nước biển dâng
- Khái quát:
Trái đất 3/4 là biển và đại dương, nước được tích luỹ ở thể rắn và lỏng trong quá tuần hoàn nó vẫn không sinh ra và cũng không mất đi (ổn định). Khi nhiệt độ tăng cao do hiệu ứng nhà kính đã làm tan băng (nước được tích luỹ ở thể rắn), dẫn đến tình trạng nước biển dâng (mất ổn định) -> Xâm lấn diện tích đất liền.
- Ý nghĩa và tầm quan trọng:
Trong suy nghĩ của chúng ta trái đất rất bao la và rộng lớn nhưng… như 1 một hình địa cầu… trái đất cũng chỉ là 1 hình thể khép kín với những quy luật tự nhiên được lặp đi lặp lại theo thời gian.
+ Nghiên cứu về những quy luật, tôi ý thức được nước biển dâng (mới chỉ là 1 bi kịch). Và sau 3 năm nghiên cứu của mình:
Trên trái đất tồn tại 2 cực và 1 xích đạo, đây là cỗ máy tự nhiên giúp điều hóa và cũng là yếu tố chính tác động đến nhiệt độ và khí hậu trên trái đất (Nhớ rằng trái đất chỉ là 1 hình thể khép kín).
Khi 1 trong 2 bị phá vỡ, cuộc sống của chúng ta không thể tồn tại (Nóng> Lạnh <=> Lạnh biến mất) (x).
=> Trái đất mất ổn định… Theo (x) tiếp diễn - băng tan hoàn toàn nó sẽ xoá sổ 1 diện tích đất liền tương ứng. Ý thức về tương lai khi nhiệt độ có thể làm tan chảy hoàn toàn lớp băng ở nơi được coi là lạnh lẽo nhất, thì những nơi tạm gọi là ôn hoà mà con người có thể sinh sống nhiệt độ sẽ như thế nào? Những nơi nóng nhất trên trái đất hiện tại đến lúc đó sẽ ra sao? - 1 cái kết (bi kịch thứ 2) trong 1 quá trình!
Đào sâu nghiên cứu 1/4 diện tích đất liền vừa chịu ảnh hưởng của nước biển dâng, nhiệt độ tăng cao… Tôi nhận thức đc sa mạc (hoá) cũng là 1 trong những tác nhân ảnh hưởng chính… Vì với nhiệt độ cao của mình, nó đóng góp phần làm tăng nhiệt độ của vỏ, khí hậu trái đất ở 1 diện tích nhất định - đang được phát triển (diện tích, độ nóng) theo thời gian!
Đã bỏ qua tác động, ảnh hưởng của con người trước và sau nghiên cứu!
Tùy bút: Tất cả những bài toán khó có lẽ sẽ có nhiều cách giải nhưng chỉ tồn tại 1 kết quả và liệu có mấy người có thể tìm và đưa ra được 1 kết quả đúng cuối cùng? Cũng như những cố gắng hiện tại chỉ mang tính chất hạn chế để rồi những gì đến vẫn sẽ đến… Trong 1 hình thể khép kín - 1 cái kết tự sinh tự diệt!
Cách giải quyết, trách nhiệm chung của thế giới
1. Nước biển tăng là do nhiệt độ cao đã làm tan chảy lớp băng ở 2 cực, muốn nước không dâng, biện pháp của chúng ta tối ưu nhất hiện tại là chỉ có thể giữ những lớp băng này không tan ra nước nhiều như trước nữa… Nhưng bằng cách nào? Hút dòng nước lạnh từ sâu dưới đáy biển phủ đều lên lớp băng tuyết, giữ nhiệt độ ổn định của chúng (hạn chế tối đa nhiệt độ tác động lên bề mặt).
2. Với những lớp tuyết dày trên đỉnh núi, đơn giản con người có thể lợi dụng những thung lũng để thiết kết xây đập tích nước .v.v. Nhưng đó mới chỉ là 1 phần nhỏ mà con người có thể tận dụng được… Còn phần lớn vẫn dồn ra biển và đại dương… Logic 2 bài toán lại => 1 cách giải quyết triệt để - dẫn nước biển (đặc biệt là những dòng hải lưu lạnh) vào sâu lục địa các sa mạc!
+ Bằng những kĩ thuật tiên tiến, trình độ thiết kế hiện tại điều này không khó khi có sự chung tay của toàn thế giới - khi dẫn những dòng hải lưu lạnh vào nước biển sẽ làm giảm đáng kể nhiệt độ của sa mạc (và vì thế sẽ giảm được đáng kể nhiệt độ cao đang tác động lên toàn cầu) với sự khô cằn của mình, sa mạc sẽ hấp thụ một lượng nước lớn từ biển và đại dương, giúp đại dương không bao giờ bị quá tải và cải thiện đáng kể lượng mưa ở nơi khô cằn này theo thời gian!
Kết luận: Xây dựng lên đã khó bảo vệ nó còn khó hơn, không có gì gọi là đáng ngạc nhiên và không có gì có thể tồn tại đượcc mãi mãi cả, chẳng qua chúng ta có thể làm gì để kéo dài sự tồn tại mãi mãi của nó mà thôi!