Lục địa châu Phi đang vỡ thành nhiều mảnh

Châu Phi đang chậm rãi tách thành nhiều khối kiến tạo lớn nhỏ dọc theo Đới tách giãn Đông Phi (EARS), kéo dài tới Madagascar.

Những biến động xung quanh EARS sẽ định hình lại châu Phi và Ấn Độ Dương, theo kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Geology của tiến sĩ Sarah Stamps ở khoa Địa chất học của Đại học Khoa học thuộc Viện Công nghệ Virginia. Quá trình tan vỡ này là sự tiếp diễn hoạt động phân tách của siêu lục địa Pangea cách đây 200 triệu năm. Tuy nhiên, quá trình sẽ xảy ra trong thời gian dài.

Lục địa châu Phi đang vỡ thành nhiều mảnh
Đới tách giãn Đông Phi là một phần của Thung lũng Tách giãn Lớn. (Ảnh: Shutterstock).

"Tốc độ tan vỡ hiện nay là vài milimet mỗi năm, do đó sau hàng triệu năm nữa, đại dương mới sẽ bắt đầu hình thành", Stamps cho biết. "Tốc độ mở rộng nhanh nhất ở phía bắc, do đó chúng ta sẽ thấy đại dương mới xuất hiện ở đó trước tiên".

Phần lớn nghiên cứu trước đây chỉ ra sự mở rộng tập trung ở các khu vực hẹp quanh mảng kiến tạo nhỏ di chuyển độc lập với mảng kiến tạo lớn hơn ở xung quanh, Stamps nói. Dữ liệu GPS mới về chuyển động bề mặt ở Đông Phi, Madagascar, và vài quần đảo trên Ấn Độ Dương hé lộ quá trình tan vỡ phức tạp và phân bố rộng hơn suy đoán trước đây, theo phát hiện của Stamps và các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Nevada-Reno, Đại học Beira Interior ở Bồ Đào Nha, Viện Quan sát Địa vật lý Antananarivo và Đại học Antananarivo ở Madagascar.

Ở một khu vực, nhóm nghiên cứu nhận thấy sự mở rộng phân bố trên khu vực rộng khoảng 600km, trải dài từ Đông Phi tới cả Madagascar. Trên thực tế, Madagascar đang vỡ dần. Khu vực phía nam quần đảo dịch chuyển về phía mảng kiến tạo nhỏ Lwandle trong khi phần trung tâm Madagascar trôi về phía mảng kiến tạo Somalia. Vùng còn lại của hòn đảo đang dần biến dạng.

Nghiên cứu sinh hệ thạc sĩ Tahiry Rajaonarison hỗ trợ Stamps thu thập dữ liệu GPS cho nghiên cứu này vào năm 2012. Rajaonarison gia nhập Viện Công nghệ Virginia năm 2015 và trở lại Madagascar để thu thập thêm dữ liệu vào năm 2017.

Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuyển động bề mặt mới và dữ liệu địa lý để kiểm tra nhiều giả thuyết về các khối kiến tạo trong vùng bằng mô hình vi tính. Thông qua kiểm tra thống kê toàn diện, họ xác định ranh giới mới của mảng kiến tạo nhỏ Lwandle và Somalia. Phương pháp này cho phép các nhà nghiên cứu kiểm tra dữ liệu chuyển động bề mặt có thống nhất với chuyển động của mảng kiến tạo hay không.

Phát hiện vùng biến dạng rộng giúp nhóm nghiên cứu hiểu rõ hơn về hoạt động địa chấn và núi lửa đang diễn ra trên quần đảo Comoros ở Ấn Độ Dương, nằm giữa Đông Phi và Madagascar. Nghiên cứu cũng cung cấp nền tảng cho các nghiên cứu tương lai về chuyển động của mảng kiển tạo trên khắp thế giới và lực tác động tới chúng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bể bơi trong suốt treo giữa hai tòa nhà

Bể bơi trong suốt treo giữa hai tòa nhà

Bể bơi trong suốt đầu tiên trên thế giới nằm ở độ cao 35 m giữa hai tòa nhà cao tầng ở London sắp đi vào hoàn thiện.

Đăng ngày: 16/11/2020
Thì ra thứ cực kỳ chết chóc này đã giúp Trái đất... có sự sống

Thì ra thứ cực kỳ chết chóc này đã giúp Trái đất... có sự sống

Nghiên cứu của Mỹ không những tìm ra yếu tố bất ngờ quyết định khả năng sống được của Trái Đất mà còn có thể định hướng cho các nhiệm vụ săn tìm sự sống ngoài hành tinh

Đăng ngày: 14/11/2020
Top 6 sự thật về đồ ăn mà nhà sản xuất không bao giờ tiết lộ, chỉ nhìn thôi thì xác định bị lừa

Top 6 sự thật về đồ ăn mà nhà sản xuất không bao giờ tiết lộ, chỉ nhìn thôi thì xác định bị lừa

Chỉ nhìn thôi liệu bạn có nhận ra được bí mật đằng sau của những loại đồ ăn này?

Đăng ngày: 14/11/2020
Bức tranh kỳ lạ có tác dụng làm sạch không khí

Bức tranh kỳ lạ có tác dụng làm sạch không khí

Ai có thể ngờ rằng một ngày nào đó chỉ cần vẽ một bức tranh tường trên mặt bên của một tòa nhà lại có tác dụng làm sạch ô nhiễm không khí như trồng 780 cây xanh?

Đăng ngày: 14/11/2020
Phát hiện hồ cổ hàng triệu năm tuổi ở Greenland

Phát hiện hồ cổ hàng triệu năm tuổi ở Greenland

Các nhà khoa học vừa thông tin mới tìm thấy tàn tích của một hồ nước cổ đại khổng lồ dưới Greenland. Hồ cổ được cho bị chôn vùi sâu bên dưới lớp băng ở phía tây bắc.

Đăng ngày: 14/11/2020
Điều gì xảy ra nếu bạn chạm tay vào thanh nhiên liệu hạt nhân?

Điều gì xảy ra nếu bạn chạm tay vào thanh nhiên liệu hạt nhân?

Câu trả lời phụ thuộc vào việc nó là thanh nhiên liệu mới hay thanh nhiên liệu đã qua sử dụng.

Đăng ngày: 14/11/2020
Tiết kiệm tiền là tốt nhưng đừng mù quáng: 3 loại tiền nên tiêu để sinh lợi nhuận

Tiết kiệm tiền là tốt nhưng đừng mù quáng: 3 loại tiền nên tiêu để sinh lợi nhuận

Kiếm tiền là tự giác cao nhất của người trưởng thành, còn tiêu tiền cho những khoản nên tiêu là lựa chọn sáng suốt nhất của người đó. Mong rằng chúng ta sẽ học cách tiết kiệm thông minh, ngày càng giàu có hơn trong cuộc sống vốn xô bồ và hối hả này.

Đăng ngày: 13/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News