Lục địa mất tích được tìm thấy sau 375 năm
Các nhà khoa học phải mất 375 năm để khám phá ra lục địa thứ tám của thế giới.
Theo đài BBC, vào năm 1642, hoa tiêu người Hà Lan Abel Tasman tin rằng có một lục địa rộng lớn ở Nam bán cầu nên quyết tâm tìm ra nó.
Ngày 14-8-1642, ông Tasman ra khơi từ trụ sở công ty ở Jakarta - Indonesia với 2 chiếc tàu nhỏ, hướng về phía Tây, sau đó là về phía Đông và dừng chân ở South Island - New Zealand. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa ông Tasman và người Māori địa phương - được cho là định cư ở đó vài thế kỷ trước - diễn ra không suôn sẻ. Một số người chèo thuyền đã đâm vào một chiếc thuyền nhỏ đang truyền tin giữa các tàu Hà Lan khiến 4 người châu Âu thiệt mạng.
Ông Tasman đặt tên cho vị trí xảy ra sự cố là Moordenaers (Murderers) Bay (Vịnh những kẻ giết người) rồi trở về nhà vài tuần sau đó mà không đặt chân lên vùng đất mới. Song ông Tasman tin rằng mình đã phát hiện ra lục địa vĩ đại ở phía Nam...
Lục địa Zealandia nhìn từ vệ tinh. (Ảnh: GNS Science).
Khoảng 375 năm sau, vào năm 2017, một nhóm nhà địa chất tuyên bố khám phá ra lục địa Zealandia (tên là Te Riu-a-Māui trong ngôn ngữ Māori). Đây là một lục địa rộng 4,9 triệukm2, tức gấp 6 lần diện tích khu vực Madagascar. Và ông Tasman đã đúng khi tin rằng có một lục địa mất tích.
Mặc dù bách khoa toàn thư thế giới, bản đồ và công cụ tìm kiếm khẳng định chỉ có 7 lục địa, nhóm nhà địa chất trên tuyên bố điều này là không đúng, thay vào đó có 8 lục địa. Điểm đặc biệt là Zealandia có tới 94% diện tích nằm dưới nước ở Thái Bình Dương, bao gồm các đảo New Caledonia, Nam New Zealand và Bắc New Zealand.
Một nhà địa chất thuộc nhóm nhà địa chất trên, Andy Tulloch, đến từ Viện nghiên cứu GNS Science ở New Zealand, nói: "Đây là minh chứng cho thấy phải mất một thời gian để khám phá ra thứ gì đó rõ ràng tồn tại".
Nhưng tuyên bố phát hiện lục địa mới chỉ là sự khởi đầu. Hơn 4 năm trôi qua, Zealandia vẫn là bí ẩn và những bí mật của nó ẩn sâu 2 km dưới mặt nước. Người ta chưa trả lời được những câu hỏi như: Nó được hình thành như thế nào? Những gì đã từng sống ở lục địa? Nó đã ở dưới nước trong bao lâu?
Zealandia ban đầu là một phần của siêu lục địa cổ đại Gondwana, được hình thành khoảng 550 triệu năm trước và về cơ bản gộp tất cả vùng đất ở Nam bán cầu lại. Nó chiếm một góc ở phía Đông, giáp một số khu vực khác, bao gồm một nửa Tây Nam Cực và toàn bộ miền Đông nước Úc. Khoảng 105 triệu năm trước, do một quá trình chưa xác định, Zealandia bị kéo ra xa, theo nhà địa chất Tulloch.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Những điều chưa biết về khủng long
Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Tìm thấy "tiên dược" trong mộ cổ bề thế, chuyên gia phẫn nộ: Hàng nghìn năm sau cũng không dung thứ!
Nam Kinh được mệnh danh là "Lục triều cố đô". Các triều đại đặt tại kinh đô Nam Kinh hầu hết đều yên bình nhưng văn hóa lại vô cùng phát triển.

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Giải mã bí mật ngai vàng của nhà vua triều Nguyễn
Ngai vua triều Nguyễn là biểu trưng cao nhất về quyền lực thời quân chủ, cũng là chiếc ngai cuối cùng trong lịch sử các triều đại ở Việt Nam còn được bảo tồn nguyên vẹn.

Lũ quét chôn vùi hàng chục xác khủng long trong ao tù
Gần 100 năm qua, các nhà khoa học chưa thể lý giải vì sao mỏ khủng long Cleveland-Lloyd ở Texas, Mỹ lại chứa hóa thạch của hơn 75 con khủng long chân thú theropod sống ở kỷ Jura.
