Lumitrack - hệ thống cảm biến cử chỉ chính xác

Những hệ thống cảm biến cử chỉ như Wii và Kinect đã làm thay đổi cách chúng ta chơi game và mở ra nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghệ như không gian, dẫn đường và robot.

Tuy nhiên, không ít người dùng vẫn than phiền về độ trễ lớn giữa chuyển động thực tế và phản hồi tương ứng của nhân vật trong game hay yếu tố điều hướng trên màn hình. Vì lý do này, một nhóm các nhà sáng tạo đã phát triển một hệ thống cảm biến cử chỉ có tên gọi Lumitrack với độ trễ thấp hơn, độ chính xác cao hơn và có thể rẻ hơn để thương mại hóa so với các hệ thống đã có sẵn.

Lumitrack được phát triển bởi các nhà nghiên cứu đến từ đại học Carnegie Mellon và viện nghiên cứu Disney tại Pittsburgh. Hệ thống bao gồm các máy chiếu phát những hình mẫu tương tự mã vạch (barcode) và một loạt các cảm biến để nhận biết các hình mẫu này.

Theo cách thiết lập thông thường, một máy chiếu được đặt phía trên màn hình máy tính sẽ phát ra một hình chữ nhật được biết đến với tên gọi chuỗi "m" (m-sequence) về phía người dùng và xung quanh họ. Chuỗi m tái hiện màn hình máy tính và nó bao gồm nhiều đường kẻ dọc sắp xếp có chủ đích với nhiều độ dày mỏng. Theo quy tắc thì một tổ hợp 7 dòng kẻ cạnh nhau sẽ không lặp lại ở bất cứ vị trí nào trong hình mẫu.

Lumitrack - hệ thống cảm biến cử chỉ chính xác

Người dùng sẽ cầm trên tay một thiết bị điều khiển được trang bị các cảm biến quang học. Bằng việc nhận biết các tổ hợp 7 dòng kẻ cận nhau, các cảm biến có thể xác định vị trí tương ứng trên màn hình, ít nhất là theo phương ngang.

Để xác định vị trí theo phương dọc, một máy chiếu thứ 2 sẽ chiếu một chuỗi m khác đè lên chuỗi trước với các đường kẻ ngang. Một lần nữa, quy tắc không lặp lại của tổ hợp 7 dòng kẻ được áp dụng. Các cảm biến sẽ sử dụng chuỗi m thứ 2 để thiết lập vị trí tương ứng theo phương dọc trên màn hình.

Dựa trên thông tin lấy được từ 2 chuỗi m, một cảm biến khác đặt trên bộ điều khiển cầm tay sẽ điều khiển chính xác chuyển động trên màn hình, chẳng hạn như hồng tâm của một trò chơi bắn súng.

Một cách thiết lập khác, bộ điều khiển cầm tay có thể tích hợp các máy chiếu và cảm biến có thể được đặt trên màn hình, ngược với thiết lập nói trên. Dù thiết lập theo cách nào thì hệ thống vẫn đạt độ chính xác cận mm và thời gian phản hồi chỉ khoảng 2,5ms. Mặc dù hệ thống hiện tại sử dụng ánh sáng thấy được nhưng nhóm phát triển cho biết hệ thống vẫn tương thích với ánh sáng không thấy được như cực tím.

Đại học Carnegie Mellon cho biết, các cảm biến chỉ cần rất ít năng lượng để hoạt động và có giá thành rẻ để sản xuất hàng loạt. Ngoài ra, chúng cũng có thể được tích hợp vào smartphone. Phát minh của Carnegie Mellon và viện nghiên cứu Disney đã vừa được đăng tải trên trang ChrisHarrison.net.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bitcoin là gì?

Bitcoin là gì?

Dự án “tiền tệ ảo thử nghiệm” này đang trở thành một trong những chủ đề nóng nhất của giới công nghệ cũng như giới kinh tế.

Đăng ngày: 28/02/2018
Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Đăng ngày: 01/12/2016
Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Đăng ngày: 28/11/2016
Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Washington đang đầu tư mạnh cho các phương tiện chiến đấu không người lái dưới nước nhằm thống trị đáy đại dương qua đó nắm lợi thế trước đối phương.

Đăng ngày: 28/11/2016
Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Đăng ngày: 28/11/2016
Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.

Đăng ngày: 27/11/2016
Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Những giây phút làm thủ tục tại sân bay sẽ dễ chịu hơn nếu bạn được trò chuyện với một chú robot thông minh có hình dạng đáng yêu.

Đăng ngày: 26/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News