Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

Công ty cung cấp điện ở địa phương là EPB of Chattanooga đã chi 280 triệu USD để tân trang hệ thống điện với công nghệ thông minh. Trong 10 năm đầu tiên, dự án tạo ra giá trị kinh tế 2,7 tỷ USD, theo nghiên cứu do EPB cấp kinh phí. Lưới điện thông minh kiểu này cung cấp nguồn điện hiệu quả, an toàn và sạch hơn trong tương lai với hóa đơn thấp và ít mất điện, Business Insider đưa tin.


Công nhân EPB lắp đặt cáp quang trên mặt sông Tennesseel. (Ảnh: EPB of Chattanooga).

Ở hầu hết các nơi, năng lượng bắt đầu từ một nhà máy nhiệt điện khổng lồ. Tại đó, đường dây truyền tải dẫn điện tới trạm biến áp để giảm điện thế và đưa vào các đường dây phân phối tới nhà dân và cơ sở kinh doanh. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những sự kiện thời tiết cực đoan ngày càng tăng đang phá hủy cơ sở hạ tầng điện, gây mất điện khiến các cơ sở kinh doanh ở Mỹ thiệt hại ước tính 150 tỷ USD/năm, theo Bộ Năng lượng nước này.

Trong khi đó, những giải pháp đối phó cũng tạo áp lực riêng cho lưới điện. Trang trại điện gió và pin mặt trời nạp điện vào hệ thống theo cách gián đoạn nên rất khó để nguồn cung đáp ứng nhu cầu sử dụng điện biến động trong ngày. Năng lượng tái tạo cũng phức tạp hóa vấn đề. Từ 12.000 nhà máy điện, chỉ trong vài thập kỷ, Mỹ có thể cần điện từ một triệu nguồn rải rác như đập thủy điện và pin mặt trời trên mái nhà.

Để giải quyết vấn đề, lưới điện cần nâng cấp với công nghệ thông minh, theo Kevin Schneider, kỹ sư trưởng nghiên cứu hệ thống điện ở Phòng thí nghiệm quốc gia tây bắc Thái Bình Dương. Một nhiệm vụ quan trọng của mọi lưới điện là cân đối cung cầu. Quá nhiều điện có thể phá hủy hệ thống trong khi không đủ điện sẽ khiến nhiều người dân không có để dùng. Lưới điện thông minh tự động cân bằng thông qua sử dụng hệ thống đồng hồ đo, cảm biến, bộ điều khiển và máy tính.

Ban đầu, EPB of Chattanooga cần một phương tiện giao tiếp với mọi thiết bị thông minh để có thể tiến hành những cập nhật quan trọng với hệ thống của họ, theo David Wade, giám đốc điều hành EPB of Chattanooga. Đó là sử dụng sợi cáp quang. Hội đồng giám đốc EPB thông qua kế hoạch vào năm 2008. Với kinh phí 169 triệu USD, công nhân bắt đầu đào rãnh và lắp dây cáp quang ở khắp quận Hamilton. Theo kế hoạch, dự án sẽ kéo dài 10 năm, nhưng khoản tài trợ 111,5 triệu USD từ Bộ Năng lượng Mỹ giúp đẩy nhanh tốc độ, giảm 1/2 thời gian hoàn thành. EPB xây dựng xong lưới điện thông minh vào năm 2012.

Chỉ trong 4 năm, EPB đã lắp đặt mạng lưới sợi cáp quang và kết nối với hơn 180 đồng hồ đo thông minh trong các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh. Công ty cũng lắp khoảng 1.200 thiết bị chuyển mạch thông minh, có thể mở hoặc đóng dòng điện theo phần mềm hoặc lệnh từ xa của người vận hành. Những thiết bị này có thể nhanh chóng thay đổi đường truyền, bỏ qua đường dây điện bị hỏng để tránh mất điện. Điều đó có nghĩa hệ thống có thể tự khắc phục sự cố và khôi phục cung cấp điện trong vòng vài giây.

Kết quả là EPB ghi nhận số phút mất điện hàng năm giảm 55%, tương đương với 19 triệu phút. Trước đó, nhân viên vận hành phải lái xe tới mỗi thiết bị chuyển mạch để đóng mở thủ công. Trong thập kỷ tới, EPB sẽ chi thêm 115,5 triệu USD để mở rộng lưới điện thông minh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học đã thành công tạo ra chùm tia nguyên tử “vĩnh cửu”

Các nhà khoa học đã thành công tạo ra chùm tia nguyên tử “vĩnh cửu”

Tiến bộ trong vật lý lượng tử đã cho phép các nhà vật lý tạo ra chùm nguyên tử hoạt động giống như một tia laser mà trên lý thuyết có thể tồn tại “mãi mãi”.

Đăng ngày: 21/04/2025
Phát hiện đột phá về công nghệ tạo ra điện Mặt trời vào ban đêm

Phát hiện đột phá về công nghệ tạo ra điện Mặt trời vào ban đêm

Với việc chứng minh có thể sản xuất điện Mặt trời vào ban đêm, các nhà khoa học Australia đã đạt được bước đột phá về công nghệ năng lượng tái tạo.

Đăng ngày: 19/04/2025
Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Đăng ngày: 12/04/2025
Nano trong một thế giới cực nhỏ

Nano trong một thế giới cực nhỏ

Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Giày phản lực: Lắp vào là tự bơi, thợ lặn chiến đấu tung hoành dưới biển!

Giày phản lực: Lắp vào là tự bơi, thợ lặn chiến đấu tung hoành dưới biển!

Không cần phải tự bơi, giày phản lực giúp thợ lặn tự di chuyển với vận tốc 4 hải lý/giờ, vừa tiết kiệm sức lựa, vừa rảnh tay làm những việc khác.

Đăng ngày: 03/04/2025
Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

Đăng ngày: 30/03/2025

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?

AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Đăng ngày: 30/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News