"Lươn quái vật khổng lồ" sa lưới ngư dân
Trong lúc đánh bắt cá ngoài khơi Alaska, ngư dân người Mỹ tình cờ bắt được một con lươn sói lớn với bộ hàm giống như quái vật.
Lươn sói mắc lưới ngư dân ở ngoài khơi Alaska. (Ảnh: Jam Press).
Những hình ảnh được đăng tải trên Facebook cho thấy ngư dân Nate Iszac, 39 tuổi, đang tạo dáng chụp ảnh cùng một con lươn sói mà anh bắt được trên vùng biển Bering ở ngoài khơi hòn đảo Akutan của Alaska hồi giữa tháng 3.
Sinh vật dài khoảng một mét, sở hữu miệng khổng lồ, cùng bộ hàm mạnh mẽ và răng sắc như dao cạo. Vẻ ngoài dữ dằn của nó khiến nhiều người liên tưởng đến "thủy quái" bước ra từ phim khoa học viễn tưởng.
"Khi nhìn thấy con vật, chúng tôi vừa sợ hãi vừa phấn khích. Nó nổi tiếng với lực cắn rất mạnh nên phải thận trọng khi tiếp xúc", Nate kể lại. Sau khi chụp ảnh kỷ niệm, Nate đã thả con vật trở lại biển. Nó nhanh chóng bơi đi mà không hề hấn gì.
Bài đăng trên Facebook cá nhân của Nate hiện thu hút hàng trăm lượt chia sẻ và bình luận. Nhiều người dùng mạng xã hội đã bày tỏ sự bối rối khi lần đầu nhìn thấy sinh vật quái dị này.
Lươn sói là loài lớn nhất trong chi Anarrhichthys, còn được gọi là sói biển hay cá sói. Con trưởng thành có thể dài tới 2,4 m và nặng 18,4 kg. Chúng là động vật ăn thịt, chuyên sử dụng bộ hàm mạnh mẽ để nghiền nát con mồi có vỏ cứng như trai, ốc, nhím biển và động vật giáp xác.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?
Loài cá vẹt được bày bán tại một số chợ vùng biển. Gần đây, các diễn đàn, cộng đồng mạng kêu gọi không nên ăn cá này vì nhiều lý do đặc biệt.
