Lựu đạn và những bí mật chưa được tiết lộ

Lựu đạn được coi là một vũ khí linh hoạt, nhẹ và có sức sát thương cao. Tuy nhiên hiếm ai biết rằng vũ khí này được phát minh trước cả súng pháo và từng có thời gian bị cho là vô dụng trong chiến tranh.

Lựu đạn là một hình thức của thuốc nổ được người Trung Quốc phát minh vào khoảng năm 1.000 sau Công Nguyên. Đến thế kỷ thứ 15, 16 thì người châu Âu cũng phát triển được các phiên bản tương tự như "lựu đạn" của người Trung Quốc. Cấu tạo chung là thuốc nổ trộn với mảnh tre để chung trong bình sứ.

Lựu đạn và những bí mật chưa được tiết lộ
Lựu đạn từ thế kỷ 10, 12.

Cho đến khi thuốc nổ đến Châu Âu, súng pháo xuất hiện vào thế kỷ 14, mãi đến thế kỷ 15 mới xuất hiện lựu đạn. Từ "Lựu đạn" xuất phát từ từ "Pomegranate" trong tiếng Pháp, nghĩa là trái lựu. Hồi thế kỷ thứ 16, lính Pháp và một số lính châu Âu khác sử dụng những trái bom nhỏ, tròn tròn như quả lựu, bên trong nhét đầy thuốc súng giống như các hạt lựu trong quả lựu nên người ta mới gọi nó là "Lựu đạn".

Lựu đạn và những bí mật chưa được tiết lộ
Lựu đạn từ thế kỷ 16.

Tuy rất lợi hại trong chiến đấu nhưng những trái lựu đạn gặp rắc rối khi mỗi trái nặng tới hơn 1 kg, rất khó để ném xa, do đó quân đội lựa ra những quân nhân cao lớn để đưa vào đội lính ném lựu đạn.

Đến thế kỷ 18, lựu đạn gần như bị bỏ rơi khi vô dụng lội qua vùng nước sâu, hạn chế ở thời thiết ẩm ướt, mất quá nhiều sức mang vác.

Lựu đạn và những bí mật chưa được tiết lộ
Người lính Nga sử dụng lựu đạn thời kỳ trước.

Đến thế chiến thứ 1, nhiều binh sĩ tự chế lựu đạn bằng những ống lon chứa thuốc nổ cùng những cây đinh và sắt vụn bên trong. Và đây cũng là cấu tạo cơ bản của các loại lựu đạn ngày nay. Quân Đức thì phát triển loại lựu đạn "Potato Masher" với cây gậy dài giúp người lính có thể ném xa hơn.

Lựu đạn và những bí mật chưa được tiết lộ
Potato Masher – Do Đức sản xuất.

Loại lựu đạn hiện đại ngày nay được phát minh bởi người Anh dựa trên nền tảng của Đức. Trước thế chiến thứ nhất, một kỹ sư người Đức đã bắt đầu phát triển loại lựu đan có kíp nổ, tuy nhiên đến tháng 1/1915 một người bạn của kỹ sư này đã đề cập đến cấu tạo lựu đạn, đó là William Mills một quân nhân kỹ thuật người Anh.

Lựu đạn và những bí mật chưa được tiết lộ
Loại được sử dụng đến ngày nay.

Từ bản thiết kế của Đức, Mills phát triển và thiết kế lại loại lựu đạn có kíp an toàn, nổ sau 5 giây khi rút chốt. Đến bây giờ, loại lựu đạn này được sử dụng đa số trên thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật?

Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật?

Bạn có để ý rằng vào tháng Chạp, chúng ta đều được nghe đi nghe lại câu "tháng củ mật - cẩn thận cửa nẻo". Nhưng "củ mật" là cái củ gì vậy nhỉ?

Đăng ngày: 28/01/2019
Truy tìm nguồn gốc gà trống Gô loa, biểu tượng của nước Pháp

Truy tìm nguồn gốc gà trống Gô loa, biểu tượng của nước Pháp

Gà trống Gô-loa không chỉ được gắn với đội tuyển Pháp mà nó còn được coi là biểu tượng của nước Pháp hàng trăm năm nay.

Đăng ngày: 29/03/2018
Vì sao có hiện tượng ngày và đêm?

Vì sao có hiện tượng ngày và đêm?

Hiện tượng ngày và đêm sinh ra do Trái Đất tự quay quanh trục...

Đăng ngày: 25/03/2018
19 điều thú vị về Trái Đất

19 điều thú vị về Trái Đất

Trái đất hơn 4,5 tỷ năm của chúng ta là một hành tinh đặc biệt trong vũ trụ. Trái đất tồn tại sự sống và nhiều điều thú vị mà con người chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 26/02/2018
12 con Giáp từ đâu ra?

12 con Giáp từ đâu ra?

Ai nghĩ ra 12 con vật (Tý, Sửu, Dần, Mão…) của âm lịch? Con rồng có thật hay không? Giờ tính theo can chi có liên quan gì đến 12 con vật?

Đăng ngày: 25/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News