Lý do cá mập thích cắn cáp quang

Cá mập thường xuyên cắn sợi cáp quang dưới đáy biển bị thu hút bởi dòng điện trong dây cáp hoặc tò mò trước vật thể lạ.

Các vụ cá mập tấn công sợi cáp quang dưới đáy biển khá phổ biến. Theo bài báo đăng trên New York Times năm 1987, bằng chứng đầu tiên về hành vi cắn cáp quang của cá mập được pháp hiện trên một đường cáp thử nghiệm ở ngoài khơi quần đảo Canary.

James M. Barrett, cựu phó giám đốc kỹ thuật quốc tế ở Công ty điện thoại và điện báo Mỹ (AT&T) cho biết khoảng 88.500 - 96.500km đường cáp dưới đáy biển cũ làm từ đồng không có vết cá mập cắn, có nghĩa cá mập đặc biệt thích nhai sợi cáp quang.

Lý do cá mập thích cắn cáp quang
Hình ảnh cá mập cắn sợi cáp quang dưới đáy biển được thiết bị lặn không người lái ghi lại. (Ảnh: YouTube).

Phần lớn các chuyên gia tin rằng dòng điện chạy qua đường dây cáp quang thu hút cá mập, kích thích cảm giác thèm ăn ở chúng. Cá mập có các cảm biến điện thế ở miệng để tìm mồi, do đó chúng có thể nhầm sợi cáp quang với thức ăn.

Tiến sĩ Chris Lowe, một trong những sáng lập viên của Phòng thí nghiệm Cá mập ở Đại học California, Long Beach, cho rằng cá mập tấn công sợi dây cáp vì lý do khác. Theo tiến sĩ Lowe, cá mập có thể tò mò trước sợi cáp quang. "Nếu bạn để một đoạn nhựa có hình dáng như sợi cáp quang, nhiều khả năng chúng cũng cắn đoạn nhựa đó", Forbes dẫn lời tiến sĩ Lowe. Sợi cáp quang dưới đáy biển cũng dễ bị hư hại do mỏ neo tàu thuyền và động đất.

Nhằm đối phó với các vụ tấn công cáp quang từ cá mập, công ty Google ở Mỹ đã đầu tư 300 triệu USD vào hệ thống cáp quang dưới đáy biển mang tên FASTER hồi tháng 8/2014. Hệ thống cáp FASTER không chỉ cung cấp đường truyền tốc độ cao hơn cho các quốc gia châu Á mà còn được bao phủ vật liệu tương tự sợi Kevlar vốn dùng để làm áo giáp chống đạn. Độ bền của sợi Kevlar được hy vọng có thể chống lại những cú cắn của cá mập, bảo vệ đường cáp quang quan trọng dưới đáy biển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá mập con biết thôn tính, diệt trừ nhau từ trong bụng mẹ

Cá mập con biết thôn tính, diệt trừ nhau từ trong bụng mẹ

Người xem sẽ hiểu hơn về sự tranh đấu sinh tồn trong thế giới động vật - chỉ có những cá thể cá mập mạnh nhất và lớn nhất mới có thể tồn tại mà thôi.

Đăng ngày: 10/01/2017
Tấm bản đồ 3D đầu tiên vẽ lại toàn bộ đại dương trên Trái Đất

Tấm bản đồ 3D đầu tiên vẽ lại toàn bộ đại dương trên Trái Đất

Đây là tấm bản đồ 3D hoàn thiện nhất từ trước tới nay về toàn bộ đại dương trên hành tinh của chúng ta, mang tới hy vọng bảo tồn được biển trước những tác động xấu về môi trường hiện nay.

Đăng ngày: 06/01/2017
Cá kiếm khổng lồ kéo phăng ngư dân Australia xuống biển

Cá kiếm khổng lồ kéo phăng ngư dân Australia xuống biển

Ngư dân câu cá một mình trên biển bị con cá kiếm mắc câu giật phăng cả người xuống biển, trôi dạt suốt 6 giờ.

Đăng ngày: 04/01/2017
Cá voi sát thủ già nhất thế giới qua đời ở tuổi hơn 100

Cá voi sát thủ già nhất thế giới qua đời ở tuổi hơn 100

Con cá voi sát thủ có biệt hiệu

Đăng ngày: 04/01/2017
Đại tiệc

Đại tiệc "xác thịt" dưới đáy biển chính là một cấp độ mới của "địa ngục trần gian"

Bạn có nỗi sợ gì cụ thể không? Nhiều người có đấy! Người sợ rắn, người sợ nhện, người sợ... lỗ, người có khi chỉ sợ độ cao... Nhưng tựu chung, theo nhiều thống kê thì đa phần chúng ta đều sợ những thứ... bò lúc nhúc.

Đăng ngày: 26/12/2016
Loài cá mới mang tên Tổng thống Obama

Loài cá mới mang tên Tổng thống Obama

Loài cá đặc hữu ở phía tây bắc quần đảo Hawaii được đặt tên theo Tổng thống Mỹ Obama để vinh danh nỗ lực của ông trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên.

Đăng ngày: 24/12/2016
Loài cá mập kỳ dị nhất thế giới

Loài cá mập kỳ dị nhất thế giới

Nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Sinh học Biển số tháng 9 cũng cho thấy, ngay cả khi bơi hết tốc lực, cá mập Greenland cũng chỉ có thể đạt tới vận tốc tối đa 2,7km mà thôi.

Đăng ngày: 24/12/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News