Tận mục loài sò khổng lồ nặng 3 tạ của Việt Nam

Sò tai tượng có thể đạt chiều dài đến 1,5m và nặng 300kg. Đây là loài động vật thân mềm lớn nhất trên trái đất.


Sò tai tượng
có tên khoa học là Tridacna gigas, được phát hiện năm 1521. Chúng thường được tìm thấy ở độ sâu khoảng 20m quanh các rạn san hô ở vùng nước ấm Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương, trong đó có quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


Chúng có màu sắc vô cùng sặc sỡ. Đặc biệt, chúng có thể sống tới 100 năm.


Sò tai tượng là loài động vật lưỡng tính, sò tai tượng đẻ trứng và phóng tin trùng vào trong nước. Trứng sẽ được thụ tinh ở môi trường bên ngoài. Sò tai tượng chỉ có một cơ hội duy nhất trong đời để tìm cho mình nơi sinh sống ưng ý. Chúng không bao giờ “chuyển nhà”: khi tìm được một rạn san hô phù hợp, chúng sẽ ở đó cả đời.


Sò tai tượng là một loài trai có vỏ cứng, dày và có từ 4-7 nếp gấp dọc trên vỏ. Vỏ của sò tai tượng khổng lồ cũng là nơi trú ẩn của nhiều loài cá nhỏ sống trong rạn san hô. Bên trong lớp vỏ là lớp màng áo gồm nhiều màu. Trong đó có thể có màu nâu đồng, vàng hoặc xanh lá cây. Không bao giờ có hai chú sò tai tượng có cùng một kiểu màu sắc trên màng áo. Những chấm nhỏ trên màng áo có vai trò như những chiếc “cửa sổ” để ánh sáng mặt trời lọt vào.


Lớp màng áo của sò tai tượng nối với hai ống dẫn ra môi trường bên ngoài: một ống hút nước vào trong và hấp thụ phù du trôi nổi, ống còn lại đưa nước đã lọc ra bên ngoài. Mỗi ngày sò tai tượng có thể lọc đến cả trăm lít nước. Khả năng lọc nước tự nhiên này khiến cho sò tai tượng hấp thụ các chất độc hại trong nước biển như ammoniac, nitrat,… giúp duy trì sự cân bằng hệ sinh thái nơi chúng sinh sống.


Đây là loài thân mềm khổng lồ này sống bằng cách hút dinh dưỡng được tạo ra bởi hàng tỷ sợi rong biển sống trên cơ thể của mình. Bên cạnh đó, chúng còn hút tất cả các loài sinh vật phù du có trong nước vào cơ thể rồi thổi nước ra, giữ lại chất hữu cơ.


Vòi, thịt sò tai tượng được dùng để chế biến ra nhiều món ăn ngon và có giá trị dinh dưỡng. Bên cạnh việc lấy thịt để chế biến thức ăn, vỏ sò còn được sử dụng để làm đồ trang trí hoặc nghiền bột thành kem dưỡng da.


Việc thu hoạch quá mức khiến cho loài động vật này bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nước EU cho phép đánh bắt cá mập phục vụ công tác nghiên cứu

Các nước EU cho phép đánh bắt cá mập phục vụ công tác nghiên cứu

Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý cho phép đánh bắt cá mập theo hạn ngạch tại các vùng biển sâu để ​giúp các nhà khoa học xác định chính xác hơn tình trạng, số lượng còn lại của loài cá này.

Đăng ngày: 16/11/2016
Nhờ có cá mập, đảo ngọc du lịch tại Philippines hồi sinh thần kì

Nhờ có cá mập, đảo ngọc du lịch tại Philippines hồi sinh thần kì

Sau sự tàn phá nặng nề từ cơn bão Haiyan, một hòn đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng tại Philippines đã được hồi sinh nhờ những chú cá mập hung dữ đang ẩn náu dưới lòng biển sâu.

Đăng ngày: 15/11/2016
Ngư dân Úc câu được cá mập đầu búa “khủng” nhất thế giới?

Ngư dân Úc câu được cá mập đầu búa “khủng” nhất thế giới?

Hai ngư dân ở Perth, nước Úc có thể đã phá vỡ một kỷ lục thế giới sau khi họ câu được một con cá mập đầu búa khổng lồ dài 3,85m.

Đăng ngày: 11/11/2016
“Quái vật biển thời tiền sử” thối rữa dạt vào bờ biển Nga

“Quái vật biển thời tiền sử” thối rữa dạt vào bờ biển Nga

Bức ảnh chụp "quái vật" lộ rõ xương được lan truyền chóng mặt trên mạng.

Đăng ngày: 11/11/2016
Loài cá nhiệt đới di cư về vùng cực vì biến đổi khí hậu

Loài cá nhiệt đới di cư về vùng cực vì biến đổi khí hậu

Các nhà nghiên cứu mới đây đã tiến hành điều tra một số loài cá sống ở vùng nhiệt đới và phát hiện bất ngờ cho thấy, chúng đang có dấu hiệu rời bỏ vùng nước ấm quen thuộc để di chuyển lên các vùng nước lạnh ở vùng cực.

Đăng ngày: 09/11/2016
Ngư dân Oman tìm thấy long diên hương 80kg giá 3 triệu USD

Ngư dân Oman tìm thấy long diên hương 80kg giá 3 triệu USD

Ba ngư dân Oman phát hiện bãi nôn của cá nhà táng, còn gọi là long diên hương, nặng 80kg, có trị giá lên đến ba triệu USD.

Đăng ngày: 09/11/2016
Cá mập 2 đầu xuất hiện nhiều, và nguyên nhân sâu xa rất đáng lo ngại

Cá mập 2 đầu xuất hiện nhiều, và nguyên nhân sâu xa rất đáng lo ngại

Tưởng như chỉ có trong phim, nhưng các báo cáo cho thấy cá mập 2 đầu xuất hiện ngày càng nhiều. Lý do là gì?

Đăng ngày: 05/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News