Lý do chúng ta luôn "học trước quên sau" và bí kíp để ghi nhớ "siêu" như máy tính
Chẳng ai có thể nhớ được tất cả mọi thứ. Tuy nhiên, quên quá nhanh, quá nhiều thì không hề tốt một chút nào. Và muốn nhớ được lâu, được nhiều thì phải có cách.
"Học trước quên sau" là tình cảnh mà rất nhiều người trong chúng ta - kể cả học sinh, sinh viên hay người đi làm - đều đã từng trải qua.
Dù là điều bình thường, nhưng quả thực đây là chuyện không ai mong muốn. Chúng ta muốn nhớ được mọi kiến thức cần thiết để phục vụ công việc và học tập, và điều này càng đúng hơn trong những kỳ thi.
Vậy phải làm thế nào để có thể nhớ mà quên "ít" hơn bình thường? Dưới đây là một số phương pháp do Hermann Ebbinghaus - nhà tâm lý học người Đức soạn ra. Thử làm theo xem, rồi bạn sẽ thấy ngạc nhiên đấy.
Tại sao chúng ta cứ quên mọi thứ?
Nếu cứ liên tục nạp thông tin, não sẽ bị quá tải.
Nhiều người vẫn tưởng rằng chúng ta mới chỉ khai thác được 10% não bộ, nhưng sự thực thì không phải thế. Bất kỳ công việc nào bạn làm cũng đỏi hỏi nhiều bộ phận khác nhau trong não bộ vận hành. Hay nói cách khác, não bộ luôn phải vận hành hết công suất.
Nếu cứ liên tục nạp thông tin trong tình trạng ấy, não sẽ bị quá tải. Do đó, tạo hóa đã để lại cho chúng ta một cơ chế tự vệ, đó là... xóa bớt những thông tin được đánh giá là vô dụng.
Nhưng thế nào là vô dụng? Trên thực tế, mọi thông tin bạn mới tiếp xúc đều sẽ được lưu vào khu trí nhớ ngắn hạn. Nếu như không được nhắc lại, không sử dụng thường xuyên, các thông tin ấy sẽ được xếp vào hàng vô dụng, và bị xóa đi rất nhanh.
Thời gian thông tin từ lúc được ghi nhớ cho đến khi quên được Ebbinghaus thể hiện qua biểu đồ mang tên: Đường quên lãng. Theo đó thì chỉ sau 1h, chúng ta quên đến hơn 1/2 thông tin thu nạp. Và sau 1 tuần, chúng ta chỉ còn có thể nhớ khoảng 20%.
Vậy làm sao để nhớ được mọi thứ?
Câu trả lời là không thể, nhưng chúng ta vẫn có cách để hạn chế thông tin bị quên, đó là biến các thông tin vô dụng trở thành hữu dụng bằng việc lặp lại thông tin đó (công việc được bao đời học sinh gọi với cái tên trừu mến là... "tụng bài").
Để ghi nhớ thật nhanh, Ebbinghaus đề xuất rằng bạn cần "tụng" lại thông tin ấy qua 4 lần. Lần đầu là ngay sau khi học, hãy đọc lại lần nữa. 3 lần lặp tiếp theo sẽ lần lượt theo chu kỳ: sau 15 - 20 phút; sau 6 - 8h; và sau 24h.
Còn để ghi nhớ trong dài hạn, quá trình đọc lại phải phân thành 5 giai đoạn. Đầu tiên vẫn là ngay sau khi học. Tiếp đó là sau 20 - 30 phút; sau 24h; sau 2 - 3 tuần; và sau 2 - 3 tháng.
Bên cạnh đó, Ebbinghaus còn đặt ra 10 bí quyết để bạn ghi nhớ tốt hơn.
10 bí quyết giúp bạn ghi nhớ tốt hơn
|

Truyền thuyết và ý nghĩa của hoa Tulip
Hoa Tulip tượng trưng cho sự nổi tiếng, giàu có và tình yêu hoàn hảo. Có lẽ vì nó nở vào mùa xuân, khi bóng tối của những ngày đông đã bị xóa nhòa, Tulip còn trở thành biểu tượng cho cuộc sống vĩnh hằng.

Những cấm kị nên biết khi tặng tiền lì xì
Lì xì là một tục lệ đẹp trong dịp Tết Nguyên đán ở nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, không ít người chú ý đến những việc nên và không nên khi tặng bao lì xì.

12 mưu kế nổi tiếng nhất thời đại Gia Cát Lượng vẫn còn giá trị đến ngày nay (Phần 3)
Sau đây là những mưu kế nổi bật nhất được đời đời truyền tụng, như những giai thoại có một không hai trong sử sách.

Bộ tộc sống giữa rừng sâu nhưng biết hết mọi việc diễn ra khắp thế giới
Mặc dù sống giữa núi thẳm rừng sâu, nhưng tộc người đặc biệt này khiến thế giới phải kinh ngạc khi họ có thể biết được mọi chuyện đã và đang diễn ra trên khắp Trái đất.

Thị trấn "hỏa ngục" cháy suốt hơn 60 năm
Đám cháy kéo dài hàng chục năm đã biến thị trấn mỏ Centralia từ một nơi sôi động thành địa ngục hoang tàn.

Những hình phạt tử hình tàn khốc nhất lịch sử nhân loại
Một số hình phạt tử hình thời xưa khiến nhiều người rùng mình ớn lạnh khi nghe đến tên của chúng.
