Lý do thúc đẩy giới khoa học mở mộ Chúa Jesus

Mộ Chúa Jesus trong nhà thờ Mộ Thánh ở Jerusalem có nguy cơ sụp đổ, buộc các giáo đoàn phải thông qua đề xuất tôn tạo công trình và mở mộ để trùng tu.

Mộ Chúa Jesus cần sửa chữa sau nhiều thập kỷ chịu ảnh hưởng của khói nến, nước và độ ẩm, theo Antonia Moropoulou, điều phối viên khoa học của dự án tôn tạo. Công trình cũng cần gia cố để chống chọi với nguy cơ hư hại từ động đất, International Business Times ngày 28/10 đưa tin.

Nhà thờ thiêng liêng xây bên trên mộ đang "trên bờ vực sụp đổ". "Một trong những vấn đề nghiêm trọng tại nhà thờ là tình trạng của nó không tốt lắm", Athanasius Macora, thầy tu dòng Francis cho biết.


Mộ Chúa Jesus chứa nền đá đặt thi hài Chúa trước khi Người phục sinh. (Hình minh họa: American Bazaar).

"Chúng tôi quyết định công tác tôn tạo cần được thực hiện và đồng ý với đề xuất của các nhà khoa học", Samuel Aghoyan, lãnh đạo nhà thờ Armenia, một trong ba giáo đoàn quản lý nhà thờ Mộ Thánh, nói.

Công tác tôn tạo bắt đầu từ tháng 6, đánh dấu lần đầu tiên nhà thờ Mộ Thánh được trùng tu sau hai thế kỷ. Trọng tâm của dự án là Edicule, phòng thờ xây trùm lên mộ Chúa Jesus, nơi thi hài của Ngài được xức dầu thơm, bọc vải liệm và chôn cất theo Kinh Thánh.

Dự án bảo tồn từng bị trì hoãn do sự đối đầu giữa các tổ chức tôn giáo khác nhau điều hành nhà thờ. Dù đã được nhiều lần cảnh báo về sự xuống cấp của Edicule, các lãnh đạo tôn giáo phụ trách địa điểm linh thiêng này vẫn khăng khăng không chấp thuận dự án phục chế, phản đối bất cứ sự thay đổi nào dù là nhỏ nhất.

Năm ngoái, cảnh sát Israel đã đóng cửa nhà thờ Mộ Chúa trong một thời gian ngắn sau khi nhận được cảnh báo về sự nguy hiểm của công trình đối với người hành hương. Sự kiện này đã thôi thúc lãnh đạo giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã, giáo hội Armenia và giáo hội Chính thống Hy Lạp bỏ qua mâu thuẫn và hợp tác để bắt đầu công việc sửa chữa. Quá trình tôn tạo do Đại học Công nghệ Quốc gia Athens tiến hành sẽ kéo dài hơn một năm.

Sau khi lật phiến đá cẩm thạch bao phủ mộ Chúa Jesus, các nhà khoa học có 60 tiếng để nghiên cứu và ghi chép về ngôi mộ. Tiếp đó, họ sẽ niêm phong kín mộ trước khi trát vữa gia cố công trình Edicule, để các vật liệu không rơi vào bên trong mộ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bộ tộc khỏa thân và tục lệ ăn thịt người, dùng sọ làm cốc

Bộ tộc khỏa thân và tục lệ ăn thịt người, dùng sọ làm cốc

Bộ tộc Aghori này thường khỏa thân, dùng sọ người làm cốc, cắn đứt đầu các động vật sống và ngồi thiền trên xác chết.

Đăng ngày: 23/02/2025
Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?

Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Đăng ngày: 14/02/2025
Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?

Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?

Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Đăng ngày: 12/02/2025
Ý nghĩa bao lì xì trao gửi tâm tình và tài lộc

Ý nghĩa bao lì xì trao gửi tâm tình và tài lộc

Câu đối, thiệp chúc Tết, bao lì xì, mâm cơm tất niên là dấu hiệu báo mùa xuân đang chạm ngõ.

Đăng ngày: 10/02/2025
Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản

Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Đăng ngày: 10/02/2025
Những phong tục truyền thống cho năm mới may mắn

Những phong tục truyền thống cho năm mới may mắn

Mua đào, mai, bày mâm ngũ quả, xông đất, mua muối, lì xì, xin chữ, đi lễ chùa... là những phong tục đem lại may mắn, phước lành mỗi dịp Tết đến, xuân về ở Việt Nam.

Đăng ngày: 07/02/2025
Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2021 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News