Lý do tuyệt đối không nên dụi mắt
Bên cạnh việc khiến bạn già hơn, dụi mắt còn có thể làm xước giác mạc và gây tổn hại thị lực.
Nhiều người có thói quen dụi mắt để cảm thấy khá hơn. Thế nhưng, theo các chuyên gia, hành động này lại dẫn đến nhiều tác hại hơn lợi ích. Đặc biệt, nó còn gây ra nguy cơ giảm sút thị lực và khiến bạn già trước tuổi.
Dụi mắt quá mạnh và thường xuyên sẽ gây hại đôi mắt cũng như các cấu trúc liên quan. (Ảnh: MH).
Chia sẻ với Men's Health, bác sĩ Anupama B. Horne đứng đầu Nhãn khoa tại Trung tâm Duke (Mỹ) cho biết chúng ta dễ dụi mắt khi bị ngứa ngáy hoặc stress. "Dụi mắt kích thích tuyến lệ, tạo độ ẩm cho đôi mắt bị khô, mỏi đồng thời loại bỏ dị vật. Nó cũng đưa đến phản xạ tim - mắt, nghĩa là tạo áp lực lên nhãn cầu để tim đập chậm lại, từ đó giảm căng thẳng", bác sĩ Horne giải thích.
Tuy nhiên, dụi mắt quá mạnh và thường xuyên sẽ gây hại đôi mắt cũng như các cấu trúc liên quan. Nếu bụi, lông mi hoặc dị vật khác nằm trên bề mặt mắt, hành động dụi sẽ khiến giác mạc bị xước. Bạn sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu vì thứ gì đó dính mãi trong mắt không đi ra và liên tục chảy nước mắt, đỏ mắt, nhạy cảm với ánh sáng. Chưa kể, lòng trắng mắt dễ bị đỏ do vỡ mạch máu còn vùng da xung quanh thâm đen. Kết quả, bạn sẽ trông hốc hác, già nua.
Nguy hiểm hơn, ở một số bệnh nhân, cọ xát mắt quá mức còn có thể dẫn tới chứng Keratoconus trong đó giác mạc mỏng đi và biến dạng. Lúc này, thị lực giảm sút rõ rệt và bệnh nhân sẽ cần phẫu thuật.
Tốt nhất, để bảo vệ đôi mắt, bạn hãy sử dụng thuốc nhỏ mắt chứ không nên dụi. Trường hợp muốn giảm stress, hãy thử hít thở từng hơi thật sâu.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.
