Lý giải mới về chuyện muỗi không thể lây nhiễm HIV
Các nhà khoa học đã chỉ ra, muỗi không phải là những "chiếc kim tiêm biết bay" nên không thể lây nhiễm virus HIV sang cho người.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), căn bệnh HIV/AIDS đã giết chết khoảng 1,6 triệu người mỗi năm. Con đường lây bệnh của căn bệnh thế kỷ này chủ yếu là do qua đường tình dục - quan hệ tình dục không được bảo vệ, đường máu - sử dụng chung kim tiêm bẩn, truyền máu... Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc liệu muỗi hút máu người bệnh rồi "đốt" chúng ta thì có khiến ta bị lây nhiễm virus HIV được không?
Mới đây, trang Business Insider đưa tin, các nhà khoa học và Joe Conlon - cựu nhà côn trùng học và cố vấn kỹ thuật của Hiệp hội Phòng chống muỗi của Mỹ khẳng định: "Đó không hoàn toàn là câu hỏi thiếu tính căn cứ. Nhưng loài muỗi không thể truyền virus HIV được". Conlon giải thích rằng, trước hết, khi con muỗi đốt bạn, nó đã hút máu vào trong ruột của nó. Tại đây, axit trong dạ dày của muỗi đã tiêu diệt virus HIV.
Bên cạnh đó, trước khi hút máu, muỗi tiết nước bọt có chất chống đông để giúp cho nó hút máu dễ dàng hơn. Tuyến nước bọt và tuyến hút máu nằm tách biệt nhau trong vòi của muỗi. Tuyến hút máu có cấu trúc phức tạp và nhìn chung nó không giống như một ống kim tiêm. Nói đơn giản, muỗi tiết nước bọt theo đường riêng và hút máu theo đường riêng.
Kết quả là, máu được hút theo hướng duy nhất và không bị bơm ngược vào máu của người bị đốt. Do đó, ngay cả khi con muỗi mang siêu vi khuẩn máu từ người bệnh HIV thì máu sẽ không bao giờ thoát khỏi tuyến nước bọt để vào máu của bạn.
Colon cho biết: "Đối với một con muỗi hút máu người bệnh, nó sẽ mang trên mình virus. Virus có thể tồn tại trong khoang cơ thể của muỗi nhưng lại không theo tuyến nước bọt, qua vết đốt để vào cơ thể người khác. Đó là một quá trình vô cùng phức tạp và người bị đốt nhiễm HIV là không thể".
Tuy nhiên, muỗi lại có khả năng lây truyền ký sinh trùng sốt rét. Lý do là bởi ký sinh trùng này có thể phát triển trong ruột muỗi, sau đó di chuyển đặc biệt tới tuyến nước bọt và tiếp tục vòng đời ở một người mới.

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể
Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.
