Mạng lưới đường thương mại cổ xưa ở Việt Nam

Các nhà khảo cổ Australia phát hiện một mạng lưới tuyến đường thương mại cổ xưa tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam.

Các nhà khoa học tại Đại học Quốc gia Australia (ANU) tìm thấy một mạng lưới lớn trung tâm sản xuất và tuyến đường thương mại có vai trò vận chuyển hàng hóa giữa các khu định cư với nhau ở Đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam, cách đây khoảng 3.000 - 4.500 năm. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Antiquity, UPI hôm 18/8 đưa tin.

Nhóm nghiên cứu khai quật được một số dụng cụ bằng đá tại địa điểm khảo cổ Rạch Núi ở tỉnh Long An. Những đồ tạo tác này bao gồm một hòn đá mài làm bằng sa thạch có nguồn gốc từ một mỏ đá nằm cách thung lũng sông Đồng Nai khoảng 80km.

Mạng lưới đường thương mại cổ xưa ở Việt Nam
Các nhà khảo cổ Australia phát hiện nhiều đồ tạo tác bằng đá tại địa điểm khai quật Rạch Núi. (Ảnh: ANU).

"Chúng tôi biết một số đồ tạo tác được vận chuyển từ nơi này đến nơi khác. Điều này cho thấy bằng chứng về một mạng lưới thương mại lớn bao gồm các trung tâm sản xuất dụng cụ chuyên nghiệp và kiến thức công nghệ", Catherine Frieman, thành viên của nhóm nghiên cứu, nói.

Frieman cho biết, khu vực Rạch Núi không có tài nguyên đá. Vì vậy người dân phải nhập khẩu đá từ nơi khác và làm việc với nó để sản xuất các đồ tạo tác. Mọi người trở thành chuyên gia chế tạo công cụ bằng đá, mặc dù họ không sống gần bất kỳ mỏ đá nào.

Các tuyến đường thương mại mới được phát hiện giúp chúng ta hiểu hơn về quá trình chuyển đổi từ cộng đồng săn bắn hái lượm sang khu định cư nông nghiệp tại khu vực miền nam Việt Nam. Khi người dân thành lập khu định cư, họ đã phát triển nền văn hóa vật thể và kinh tế của riêng mình.

"Có nhiều mạng lưới buôn bán phức tạp xuất hiện giữa các cộng đồng dân cư. Một vài mạng lưới là kết quả của việc vận chuyển nguyên liệu và ý tưởng sản xuất trên một quãng đường dài", Frieman nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Giả thuyết mới về nguyên nhân đế chế La Mã sụp đổ

Giả thuyết mới về nguyên nhân đế chế La Mã sụp đổ

Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học Đan Mạch, nhiễm độc antimony và chì có thể là nguyên nhân khiến đế chế La Mã diệt vong.

Đăng ngày: 21/08/2017
Phát hiện hầm mộ vua Triều Tiên nguyên vẹn sau 1.000 năm

Phát hiện hầm mộ vua Triều Tiên nguyên vẹn sau 1.000 năm

Các nhà khảo cổ Triều Tiên công bố phát hiện chấn động về hầm mộ hoàng gia, ước tính có niên đại gần 1.000 năm. Kaesong cũng thủ phủ của vương quốc Cao Ly năm xưa.

Đăng ngày: 21/08/2017
Phát hiện

Phát hiện "Vạn Lý Trường Thành" của Siberia

Nhóm nghiên cứu do giáo sư Andrey Borodovsky dẫn đầu vừa phát hiện ra những dãy tường thành có niên đại hơn 3.000 năm ở Siberia, Nga, Siberian Times hôm 15/8 đưa tin.

Đăng ngày: 21/08/2017
Bông hoa 100 triệu năm nguyên vẹn như mới hái trong hổ phách

Bông hoa 100 triệu năm nguyên vẹn như mới hái trong hổ phách

Các nhà nghiên cứu tìm thấy khối hổ phách trong suốt ở Myanmar, bên trong đó lưu giữ bảy bông hoa nhỏ xíu với bề rộng từ 3,4 đến 5mm, Phys.org hôm 15/8 đưa tin

Đăng ngày: 19/08/2017
Ba rương kho báu lẫn hài cốt người trong xác tàu đắm ở Anh

Ba rương kho báu lẫn hài cốt người trong xác tàu đắm ở Anh

Các nhà khảo cổ biển vừa tìm thấy ba rương kho báu bằng gỗ có thể chứa bạc thỏi mua từ Đông Ấn và xương người trong xác tàu Rooswijk ở ngoài khơi vùng biển gần Kent, Anh.

Đăng ngày: 19/08/2017
Biệt thự mùa hè của La Mã cổ đại sản xuất gốm công nghiệp

Biệt thự mùa hè của La Mã cổ đại sản xuất gốm công nghiệp

Davide Tanasi, giáo sư sử học tại Đại học South Florida, Mỹ dẫn đầu đội nghiên cứu khai quật khu biệt thự La Mã cổ đại ở đô thị duyên hải Realmonte ở Sicily, Italy.

Đăng ngày: 18/08/2017
Phát hiện tàn tích cung điện Placentia - nơi vua Henry VIII ra đời

Phát hiện tàn tích cung điện Placentia - nơi vua Henry VIII ra đời

Theo các chuyên gia khảo cổ, những tàn tích cung điện Placentia - nơi Vua Henry VIII chào đời mới được phát hiện gần sông Thames.

Đăng ngày: 18/08/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News