Mang thân hình to lớn nhưng loài gấu khổng lồ này lại ăn chay

Mặc dù có thân hình to lớn nhưng loài gấu hang cổ đại vừa được khám phá là một loài động vật ăn chay.

Trong suốt Thế Canh Tân (từ khoảng 125.000 năm đến 12.000 năm trước), có hai loài gấu đã đi lang thang khắp Châu Âu: gấu nâu ăn thịt (Ursus arctos) và loài gần đã tuyệt chủng là gấu hang ăn chay (Ursus spelaeus).

Mãi cho đến tận ngày nay, chúng ta vẫn biết rất ít về sự tiến hóa của loài gấu hang Deninger khiến chúng có chế độ ăn chỉ toàn rau củ quả, vì những hóa thạch trực tiếp của chúng là rất hiếm hoi.

Mang thân hình to lớn nhưng loài gấu khổng lồ này lại ăn chay
Hình chụp CT tái tạo lại cấu trúc của: A) một hộp sọ gấu Deninger đực ở Bán đảo Iberia, so sánh với sự khác nhau của B) một hộp sọ gấu hang truyền thống ở Châu  u đã trưởng thành. Các hộp sọ có nhiều điểm tương đồng nhưng hộp sọ gấu hang to lớn hơn cho thấy sức tiêu thụ thức ăn mạnh mẽ hơn. Ảnh: Elena Santos (Centro Mixto UCM-ISCIII)/Taylor and Francis.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới vừa được công bố trên Tạp chí Historical Biology đã hé lộ điều này. Một nhóm nghiên cứu đến từ Đức và Tây Ban Nha đã phát hiện rằng gấu Deninger có thể có chế độ ăn tương tự như loài gấu hang truyền thống, vì qua phân tích thấy được các đặc điểm về hộp sọ và răng cho thấy chúng ăn một lượng thực vật rất lớn.

Các nhà khoa học từ lâu đã đặt nghi vấn loài gấu Deninger là một loài ăn chay. Mặc dù có bộ hàm rất lớn, nhưng những chiếc răng của chúng dường như thích hợp cho việc nghiền nát hơn là cắt xé. “Các phân tích cho thấy gấu Deninger có hình dạng hộp sọ và răng giống với loài gấu hang truyền thống. Do đó, chúng có lẽ đã thích nghi với chế độ ăn chay từ trước đó rất lâu”, Anneke van Heteren, tác giả của nghiên cứu cho biết.

“Nghiên cứu này cho thấy, các loài động vật dễ bị ảnh hưởng chế độ ăn uống bởi các loài tổ tiên của mình. Sự khác nhau về chế độ ăn uống của gấu nâu và gấu hang được hình thành từ 500.000 năm trước hay thậm chí sớm hơn” Mikel Arlegi, tiến sĩ tại Đại học Hạt Basque Bordeaux, là đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết.

Mang thân hình to lớn nhưng loài gấu khổng lồ này lại ăn chay
Loài gấu hang không đáng sợ như chúng ta nghĩ, chúng chỉ ăn rau củ quả chứ không ăn thịt tươi sống như những loài gấu khác. (Ảnh: Wiki Commons).

Điều thú vị là, nghiên cứu này cũng cho thấy sự khác biệt trong hình dạng giữa gấu Deninger từ Bán đảo Iberia và phần còn lại của Châu Âu, nhưng chúng vẫn ăn rau củ quả dù hình dạng tương đối khác nhau.

Các nhà khoa học đã đưa ra 3 khả năng để giải thích sự khác biệt nà:.

  • 1. Gấu Iberia được tiến hóa sau và có niên đại nhỏ hơn các loài gấu ở Châu Âu.
  • 2. Dãy núi Pyrenees đóng vai trò làm hàng rào tự nhiên ngăn cách sự di truyền giữa gấu Iberia và gấu Châu Âu.
  • 3. Loài gấu hang truyền thống đã sinh ra nhiều hậu duệ và chúng phát triển độc lập ở các nơi khác nhau nhưng vẫn giữ thói quen ăn uống như tổ tiên của mình.

“Tuy vậy, cần rất nhiều hóa thạch hơn nữa để có thể xác minh được điều này mặc dù kết quả chúng ta có được là khá hợp lý”, Asier Gómez-Olivencia, nhà nghiên cứu tại Đại học Hạt Basque, cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bằng chứng sốc về những

Bằng chứng sốc về những "siêu nhân" thông minh hơn loài người hiện đại

50.000 năm về trước, khi loài người hiện đại Homo sapiens còn kiếm ăn bằng những công cụ cực kỳ thô sơ của Trung kỳ Đồ đá cũ, một loài người khác có thể đã biết dệt sợi, đan lưới!

Đăng ngày: 14/04/2020
Tại sao một số sinh vật trở thành hóa thạch sống?

Tại sao một số sinh vật trở thành hóa thạch sống?

Có một từ rất thú vị trong sinh học gọi là "hóa thạch sống", bởi vì các nhà khảo cổ học phát hiện ra rằng có một số loài mà qua hàng trăm triệu năm vẫn không khác gì so với những mẫu hóa thạch được con người khai quật được.

Đăng ngày: 13/04/2020
Khỉ tiền sử từng dùng bè để vượt Đại Tây Dương

Khỉ tiền sử từng dùng bè để vượt Đại Tây Dương

Cách đây 35 triệu năm, một loài khỉ tiền sử đã vượt quãng đường gần 1.500km qua Đại Tây Dương để đi từ châu Phi đến Nam Mỹ, theo một hoá thạch mới được phát hiện ở Peru.

Đăng ngày: 13/04/2020
Con người đã vẽ lên bề mặt và bán trứng đà điểu từ hàng ngàn năm trước

Con người đã vẽ lên bề mặt và bán trứng đà điểu từ hàng ngàn năm trước

Bí ẩn 5.000 năm xung quanh việc một bộ sưu tập trứng đà điểu được trang trí đầy màu sắc cuối cùng có thể đã được tiết lộ.

Đăng ngày: 13/04/2020
5 loài động vật thời tiền sử chuyên săn lùng tổ tiên của chúng ta

5 loài động vật thời tiền sử chuyên săn lùng tổ tiên của chúng ta

Thời tiền sử, tổ tiên của chúng ta cũng có số phận tương tự như những loài đồng vật cỡ trung bình và nhỏ khác, đều là con mồi cho những kẻ săn mồi khát máu, nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi tổ tiên của chúng ta bị những loài nào săn đuổi nhiều nhất?

Đăng ngày: 13/04/2020
Phát hiện hóa thạch hiếm của hải cẩu không tai

Phát hiện hóa thạch hiếm của hải cẩu không tai

Một chiếc răng hóa thạch khoảng 3 triệu năm tuổi của loài hải cẩu từng thống trị bờ biển phía nam Australia được tìm thấy ở bang Victoria.

Đăng ngày: 12/04/2020
Hóa thạch tiết lộ loài ếch cổ xưa nhất vùng Caribbe

Hóa thạch tiết lộ loài ếch cổ xưa nhất vùng Caribbe

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Biology Letters hôm 8/4 cho thấy loài ếch Coquí đã sinh sống trong các khu rừng Caribbe cách đây 29 triệu năm.

Đăng ngày: 11/04/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News