Bí ẩn sự kiện tuyệt chủng của loài gấu hang

Loài gấu sống trong hang khổng lồ một thời từng thống trị Châu Âu là loài đầu tiên trong số các loài động vật có vú to lớn tuyệt chủng. Theo một tính toán mới, chúng biến mất sớm hơn người vẫn vẫn nghĩ tới tận 13 thiên niên kỉ.

Tại sao chúng lại biến mất? Một phần bởi vì chúng là loài ăn thực vật.

Niên đại tuyệt chủng mới xác định là cách đây 27.800 năm, thời gian này trùng hợp với giai đoạn biến đổi khí hậu đáng kể gọi là Last Glacial Maximum khi mà nhiệt độ hạ thấp khiến những loài thực vật mà gấu hang ăn không còn (loài gấu nâu hiện nay là loài ăn tạp)

Mất nguồn cung cấp thức ăn dẫn đến sự tuyệt chủng của loài gấu hang Ursus spelaeus, một trong nhóm động vật to lớn bao gồm cả loài voi mamut, tê giác lông mịn, nai khổng lồ và sư tử sống trong hang. Chúng biến mất vào cuối Kỷ Băng Hà, theo như bài viết của các nhà nghiên cứu đăng tải trên tờ Boreas ngày 26 tháng 11.

Sự biến mất bí ẩn

Qua nhiều năm rất nhiều dấu tích của loài gấu hang được phát hiện trong những hang động mà có lẽ chúng đã chết trong quá trình ngủ đông. Loài gấu hang rất to lớn, con đực nặng tới 2.200 pao (khoảng 1 tấn). Trọng lượng tối đa của cả loài gấu Kodial và gấu Bắc Cực – loài lớn nhất đang tồn tại ngày nay – chỉ khoảng 1.760 pao (800 kg), còn trọng lượng trung bình là 1.100 pao (500 kg).

Bí ẩn sự kiện tuyệt chủng của loài gấu hang
Hình minh họa loài gấu sống trong hang Châu Âu. (Ảnh: Copyright N. Frotzler, Đại học Vienna)

Trong thời kỳ Trung Cổ, xương của loài gấu hang được cho là tàn tích của rồng. Theo các nhà nghiên cứu, chúng được thu thập và sử dụng làm thuốc.

Câu hỏi về nguyên nhân khiến loài gấu hang, voi ma mút và các loại động vất có vú to lớn khác tuyệt chủng vẫn còn là bí ẩn. Một số nhà nghiên cứu nghĩ rằng con người săn bắt chúng khiến chúng tuyệt chủng. Nhưng nhà nghiên cứu Martina Pacher thuộc Đại học Vienna cùng với cộng sự Anthony J. Stuart thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên, London lại không hề tìm thấy bằng chứng thuyết phục nào về quan điểm đó đối với loài gấu hang.

Một giả thuyết nữa đặt ra là một số loài vi rút hay vi khuẩn có thể đã gây bệnh cho quần thể động vật có vú to lớn, nhưng Pacher và Stuart cho rằng “siêu bệnh” như thế không thể giải thích thời điểm tuyệt chủng và cả hiện tượng kích cỡ cơ thể đa dạng của những loài vật bị tuyệt chủng.

Một trong những loài tuyệt chủng sớm nhất


Pacher đã sử dụng dữ liệu và ghi chép hiện có về phóng xạ cacbon có trong những mẫu vật về loài gấu hang để thiết lập niên đại mới cho sự kiện tuyệt chủng của chúng, đồng thời ủng hộ quan điểm về thay đổi khí hậu.

Pacher cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy loài gấu hang, trong số các loài động vật to lớn tuyệt chủng trong thời kỳ Last Glacial tại Châu Âu, là một trong những loài sớm nhất biến mất. Các sự kiện tuyệt chủng khác xảy ra vào những thời điểm khác nhau trong vòng 15.000 năm qua”.

Rất nhiều nhà khoa học trước đây khẳng định rằng gấu hang tồn tại ít nhất cách đây 15.000 năm trước, nhưng phương pháp nghiên cứu của các khảo sát trước đây có nhiều sai lầm trong xác định niên đại cũng như nhầm lẫn giữa loài gấu hang và gấu nâu. Do đó Pacher và Stuart đã loại bỏ những dữ liệu này trong quá trình phân tích.

Từ bằng chứng giải phẫu hộp sọ, collagen và răng, Pacher và Stuart kết luận rằng những loài động vật có vú đã tuyệt chủng này phần lớn là loài ăn thực vật, chế độ ăn của chúng chủ yếu là thực vật có phẩm chất tốt. So với những loài động vật to lớn khác cũng bị tuyệt chủng, loài gấu hang có vùng địa lý tương đối hạn chế, chủ yếu là ở Châu Âu (từ Tây Ban Nha cho đến dãy Ural tại Nga). Điều này có thể cung cấp lời giải thích tại sao chúng lại tuyệt chủng sớm hơn nhiều so với các loài còn lại.

Bí ẩn sự kiện tuyệt chủng của loài gấu hang
Hộp sọ của loài gấu sống trong hang Pleistocene, Ursus spelaeus. (Ảnh: Joint Genome Institute)

Parcher cho biết: “Lối sống chuyên hóa cao của chúng, đặc biệt là chế độ ăn bao gồm thực vật chất lượng cao, cùng với vùng phân bố hạn chế khiến chúng dễ bị tuyệt chủng do khí hậu lạnh đi, nguồn thức ăn bị cạn kiệt”.

Tại sao loài gấu nâu lại sống sót?

Loài gấu nâu có chung tổ tiên với loài Ursus spelaeus, phân bố ở khắp Châu Âu và phần lớn bắc Châu Á vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Stuart cho biết: "Một câu hỏi lớn có thể được giải đáp nếu tiến hành nghiên cứu bổ sung, đó là: tại sao loài gấu nâu tồn tại được cho đến ngày nay mà gấu hang lại không thể?” Câu trả lời có thể phải tính đến chế độ ăn khác biệt, chiến lược ngủ động, vùng phân bố địa lý, môi trường sống ưu tiên và cả sự săn bắn của con người.

Mặc dù đã tiến hành nghiên cứu khoa học trên 200 năm – bắt đầu từ năm 1794 khi nhà giải phẫu học Johann Rosenmüller lần đầu tiên nghiên cứu xương lấy được từ Zoolithenhöhle tạ Bavaria thuộc về một loài động vật mới đã tuyệt chủng mà ông gọi là gấu hang. Thời gian cũng như nguyên nhân tuyệt chủng của loài gấu hang vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Nghiên cứu được Hội đồng nghiên cứu môi trường quốc gia Anh Quốc, Quỹ văn hóa Hạ Áo và dự án Eu: Văn hóa AlphiNet 2000 tài trợ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News