Mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc rơi trúng nhà dân
Tầng đẩy của tên lửa Trường Chinh 3B rơi xuống mặt đất sau vụ phóng, khiến một số ngôi nhà quanh vùng bị hư hại.
Tên lửa Trường Chinh 3B rời bệ phóng. (Ảnh: Space).
Tên lửa Trường Chinh 3B mang theo hai vệ tinh định vị Bắc Đẩu cất cánh từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở tỉnh Tứ Xuyên vào 8h55 ngày 23/11 theo giờ địa phương. Tên lửa có tầng phía trên mang tên Viễn Chinh 1, giúp đưa các vệ tinh tới quỹ đạo cuối cùng. Tuy Trường Chinh 3B đưa thành công vệ tinh lên quỹ đạo, tầng đẩy của tên lửa ba tầng này rơi xuống một khu dân cư gần bãi phóng Tây Xương. Những hình ảnh và video chia sẻ trên mạng xã hội Weibo cho thấy nhiều ngôi nhà bốc cháy và hư hỏng do mảnh vỡ từ tên lửa Trường Chinh 3B rơi rải rác trong khu vực.
Đây có thể là cảnh tượng quen thuộc đối với cư dân sống quanh bãi phóng Tây Xương. Ba bãi phóng đầu tiên của Trung Quốc được xây dựng ở sâu trong đất liền, có nghĩa tầng đẩy tên lửa thường rơi xuống mặt đất thay vì trên biển, theo Andrew Jones, phóng viên trang Space.com.
Trung Quốc đang tăng cường phóng tên lửa vũ trụ trong những năm gần đây, do đó tác động tới những thị trấn lân cận ngày càng gia tăng. Hai vệ tinh phóng hôm 23/11 là vệ tinh Bắc Đẩu thứ 50 và 51 thuộc hệ thống Bắc Đẩu 3, mạng lưới định vị toàn cầu của Trung Quốc.
Theo Jones, cư dân sống trong phạm vi rơi của các mảnh vỡ tên lửa được cảnh báo sơ tán tới khu vực an toàn trước vụ phóng. Người dân cũng được khuyến cáo không nên tới gần nếu tìm thấy mảnh vỡ để tránh ảnh hưởng có hại từ nhiên liệu đẩy còn sót lại.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.
