Mặt đất nứt toác nhiều nơi, con người gây ra và đang gánh hậu quả

Những đường nứt toác khổng lồ xuất hiện trên mặt đất ở nhiều nơi. Các nhà khoa học khẳng định đó không phải sự hình thành tự nhiên mà do con người.

Tại nước Mỹ, theo tờ New York Times, các đường nứt lớn phát lộ trên mặt đất khắp vùng Tây Nam. Chỉ riêng ở trung tâm phía nam bang Arizona đã lập được bản đồ của 272km đường nứt.

Mặt đất nứt toác nhiều nơi, con người gây ra và đang gánh hậu quả
Một đường nứt mở ra ở Arizona vào năm 2017 - (Ảnh: IFL SCIENCE).

Các đường nứt cũng xuất hiện ở nhiều bang như Utah, California và Texas.

Theo ông Joseph Cook của Cơ quan Khảo sát địa chất Arizona, các đường nứt không phải là sự hình thành tự nhiên, "đó là thứ mà chúng ta đã tạo ra".

"Mặt đất bị lún và dịch chuyển do con người cố gắng lấy nước ngầm, khiến đất bị nén lại và không ổn định", ông nói.

Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ giải thích trên trang web của họ: “Hơn 80% tình trạng sụt lún đất được biết đến ở Mỹ là hậu quả của việc sử dụng nước ngầm và các tác động của con người đến môi trường. Nói chung đó là những hiện tượng thường bị bỏ qua trong các hoạt động sử dụng đất và nước của chúng ta”.

Các đường nứt xảy ra khi nơi mặt đất mềm hơn bị sụp đổ, nhưng mặt đất gần đó vẫn còn rắn chắc.

Một cuộc điều tra gần đây của tờ New York Times cho thấy, nước ngầm đang bị khai thác nhanh hơn tốc độ lấp đầy tự nhiên.

Mặt đất nứt toác nhiều nơi, con người gây ra và đang gánh hậu quả
Khe nứt Arth ở khu dân cư Chandler Heights, Arizona - (Ảnh: AGS).

Ông Jason Groth, phó giám đốc quản lý kế hoạch và tăng trưởng của quận Charles, bang Maryland, nói với New York Times: “Hầu hết lượng nước chúng ta hút lên khỏi mặt đất đều đã có hàng nghìn năm tuổi”.

Trong vòng một thập kỷ, ông Groth tin rằng quận Charles có thể cạn nước. Với nhiệt độ ngày càng tăng và hạn hán, lượng nước ngầm chúng ta thu thập có thể bù đắp cho lượng nước mưa bị mất đi (ví dụ như trong nông nghiệp) nhưng đó có thể chỉ là giải pháp tạm thời.

“Từ quan điểm khách quan, đây là một cuộc khủng hoảng. Sẽ có nhiều vùng ở Mỹ cạn kiệt nước uống”, giáo sư Warigia Bowman, chuyên gia về nước tại Đại học Tulsa, nói.

Mặt đất nứt toác nhiều nơi, con người gây ra và đang gánh hậu quả
Khe nứt lớn dài 3,2km xuất hiện ở sa mạc phía nam Arizona - (Ảnh: KTAR NEWS).

Trong khi đó tại Mexico, một vết nứt khoảng 500m và sâu 3m xuất hiện gần đây tại vùng đất canh tác ở Cocotitlán, bang Mexico gây lo ngại cho người dân.

Ngoài ra, nhiều vết nứt tương tự ở các khu vực lân cận như Chalco và thị trấn San Martín Cuautlalpan cho thấy có thể có một hiện tượng lớn hơn.

Trong những năm qua, nhiều khu vực của thành phố Mexico, gần Edomex, đã bị sụt lún nghiêm trọng do khai thác nước ngầm.

Trên phạm vi toàn cầu, ước tính gần 20.000 tỉ tấn nước ngầm đã được bơm ra khỏi lòng đất kể từ những năm 1950.

Trục Trái đất nghiêng thêm vì nhân loại hút quá nhiều nước ngầm

Nghiên cứu gần đây cho thấy việc khai thác nước ngầm cũng có thể tác động đến trục Trái đất của chúng ta.

Cụ thể, việc phân phối lại nước ngầm đã làm trục quay của Trái đất nghiêng về phía đông hơn 78,7cm chỉ trong vòng chưa đầy 2 thập kỷ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Dự báo thời tiết Tết Dương lịch 2024

Dự báo thời tiết Tết Dương lịch 2024

Vào dịp nghỉ Tết Dương lịch, thời tiết ở miền Bắc rất thuận lợi cho các hoạt động vui chơi, giải trí khi duy trì trạng thái rét về đêm và sáng sớm, ban ngày nắng ấm.

Đăng ngày: 29/12/2023
Xác chết của sinh vật này có thể giải bài toán biến đổi khí hậu

Xác chết của sinh vật này có thể giải bài toán biến đổi khí hậu

Thứ tựa như mảng đá vôi tự nhiên màu xám, dính chồng lên nhau, thực ra là xác chết của san hô, và nó có ý nghĩa quan trọng đối với hệ sinh thái toàn cầu.

Đăng ngày: 29/12/2023
Những

Những "chiến binh" tuần lộc giúp chống biến đổi khí hậu ở Phần Lan

Cứ mỗi mùa đông lạnh giá, những chú tuần lộc ở Lapland (Phần Lan) lại được giao nhiệm vụ quan trọng, đó là ăn các khóm cây bụi giữ nhiệt, làm chậm sự nóng lên toàn cầu.

Đăng ngày: 28/12/2023
Thời tiết khắc nghiệt tấn công châu Á, châu Âu

Thời tiết khắc nghiệt tấn công châu Á, châu Âu

Hàng chục ngàn người ở miền Nam Thái Lan bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nghiêm trọng sau nhiều ngày mưa xối xả, làm ngập các tuyến đường bộ và đường sắt.

Đăng ngày: 27/12/2023
Tin xấu cho Trái đất: Thứ cực nguy hiểm di chuyển bên dưới Na Uy

Tin xấu cho Trái đất: Thứ cực nguy hiểm di chuyển bên dưới Na Uy

Nếu được giải phóng, thứ được mô tả như " bom hẹn giờ" làm bằng methane có thể tác động cực xấu đến môi trường sống của Trái đất.

Đăng ngày: 26/12/2023
Bắc Kinh ghi nhận đợt rét dài kỷ lục trong 7 thập kỷ

Bắc Kinh ghi nhận đợt rét dài kỷ lục trong 7 thập kỷ

Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã ghi nhận kỷ lục về số giờ có nhiệt độ dưới 0 độ C trong các tháng 12 kể từ năm 1951.

Đăng ngày: 26/12/2023
Sông ngòi ở Alaska chuyển thành màu cam bí ẩn

Sông ngòi ở Alaska chuyển thành màu cam bí ẩn

Mỹ- Nhiều sông suối ở Alaska đang chuyển thành màu cam tươi và các nhà khoa học vẫn đang làm việc để tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng.

Đăng ngày: 25/12/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News