Mật ong được hình thành như thế nào?

Chúng ta đã biết tới những công dụng cực kỳ hữu ích và tốt cho sức khỏe của mật ong thiên nhiên, những công dụng trong chữa bệnh, làm đẹp cho chị em phụ nữ. Đặc biệt là làm nguyên liệu, gia vị cho món ăn của bạn thêm ngọt ngào, hấp dẫn và giàu dinh dưỡng. Bạn đã bao giờ tự hỏi mật ong được tạo ra như thế nào chưa?

Để trả lời câu hỏi này bạn cần phải hiểu rõ: những chú ong không hề tạo ra mật. Mật ong mà chúng ta biết chính là mật hoa sau khi đã được những chú ong tổng hợp, hút và lọc nước.

Mật ong là gì?

Mật ong là một dung dịch do ong làm ra từ mật hoa, giống như đường đặc, có vị ngọt. Cấu tạo của mật ong bao gồm đường Fructoza và Glucoza, nước, dầu và một loại enzim đặc biệt.

Mật ong được hình thành như thế nào?
Mật ong là một dung dịch do ong làm ra từ mật hoa.

Quá trình hình thành mật ong

Một đàn ong hoặc tổ ong bao gồm một ong chúa, hàng trăm con ong mật đực, và hàng ngàn con ong thợ – là những con ong cái vô sinh, có nhiệm vụ lấy mật ở hoa, tạo sáp, xây dựng tổ và làm mật để nuôi sống những con ong khác.

Những chú ong mật sử dụng mật hoa để tạo ra mật. Mật hoa có chứa tới gần 80% nước và một số loại đường phức tạp. Bước đầu tiên trong quá trình làm mật được bắt đầu khi những chú ong bay từ cây hoa này sang cây hoa khác để “thu thập” mật hoa. Chúng sử dụng những chiếc vòi của mình để hút mật từ hoa và cất giữ trong một cái túi dạ dày đặc biệt của mình. Loài ong có hai cái dạ dày – một chiếc dạ dày dùng để dựng mật hoa gọi là dạ dày mật ong và một chiếc dạ dày thông thường dùng để tiêu hoá thức ăn. Dạ dày mật ong có thể chứa tới gần 70mg mật hoa và khi đầy, nó sẽ nặng gần bằng trọng lượng của một chú ong.

Các chú ong phải cần đến khoảng từ 100 đến 1500 bông hoa mới làm đầy được chiếc dạ dày của mình. Sau đó, chúng sẽ trở về tổ và sẽ chuyển lượng mật hoa dự trữ ấy cho những con ong thợ khác ở nhà. Những con ong thợ này sẽ hút mật hoa từ những chú ong mật nói trên vào miệng của mình, sau đó sẽ “nhai” mật hoa trong vòng khoảng nửa tiếng, trong thời gian đó, enzim trong miệng sẽ chuyển hoa các loại đường phức tạp trong mật hoa thành những loại đường đơn giản vì thế nó sẽ vừa dễ tiêu hoá hơn vừa giảm khả năng xâm nhập của các loại vi khuẩn trong quá trình cất giữ. Những chú ong sau đó sẽ phân phối mật hoa vào những cái ngăn ở bên trong tổ mà tại đó nước trong mật hoa sẽ bị cô cạn và mật hoa sẽ biến thành một chất xi-rô đậm đặc hơn. Những chú ong dùng những chiếc cánh của mình để làm khô mật hoa. Ngay khi mật đủ đặc, những chú ong sẽ đóng nắp những cái ngăn đó lại bằng một cái nút sáp ong. Mật ong được dự trữ và ăn dần. Trong một vòng một năm thì một con ong sẽ tạo ra được khoảng 55-91kg mật.

Cần phải bay hết 88.000km và dùng đến hết 2 triệu bông hoa để tạo ra 500g mật ong. Một tổ ong bình thường có thể tạo ra 27-45kg một năm.

Mật ong được hình thành như thế nào?
Mật ong có khá nhiều màu sắc.

Loài ong tuy nhỏ bé, nhưng cuộc sống của chúng cũng rất phức tạp và có bao điều thú vị. Loài sinh vật này không những tạo ra mật ngọt cho đời mà còn rất có ích đối với ngành nông nghiệp và đối với việc cung cấp thức ăn cho chúng ta. Khi những chú ong đi tìm mật chúng thường chuyển phấn hoa (dính trên chân chúng) từ những cây đực sang cây cái và hiện tượng này gọi thụ phấn trong sinh học.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News