Mặt trăng xanh ngọc thực chất là hiện tượng gì?

Thuật ngữ "Blue moon" mà khoa học ghi nhận để dành cho một hiện tượng hoàn toàn khác.

Trăng xanh - blue moon - là gì?

Mặt trăng xanh ngọc thực chất là hiện tượng gì?
Hiện tượng mặt trăng màu xanh ngọc ở Nhật Bản.

Dù có một cái tên đầy thơ mộng, nhưng "Trăng xanh" (blue moon) chỉ là hiện tượng một tháng có 2 lần trăng tròn (thông thường chỉ có 1 lần vào ngày 15 âm lịch). Và nó cũng không hề có màu xanh, mà là màu xám trắng như trăng thông thường.

Thông thường, mỗi năm có 12 kỳ trăng tròn tương ứng với 12 tháng. Nhưng do Mặt trăng quay quanh trái đất trong 29,5 ngày, còn các tháng trong dương lịch có 30 hoặc 31 ngày, nên mỗi năm dương lịch có nhiều hơn 11 ngày so với năm âm lịch.

Vì thế sau khoảng 2-3 năm sẽ có một năm âm lịch với 13 tháng, tương ứng với 13 lần trăng tròn. Dân gian gọi lần mọc thứ 13 đó là "trăng xanh".

Mặt trăng xanh ngọc thực chất là hiện tượng gì?
Trăng xanh chụp tại Thanh Hóa (2012). (Nguồn ảnh: Wikipedia).

Trăng có bao giờ thực sự biến thành màu xanh?

Trên thế giới, người ta vẫn sử dụng thuật ngữ "blue moon" để chỉ trường hợp Mặt trăng thực sự biến thành màu xanh. Ví dụ như vào năm 1950 - 1951, người dân Thụy Điển và Canada đã được mục kích hiện tượng này.

Thời điểm ấy, 2 quốc gia đều xảy ra những vụ cháy rừng cực lớn, đẩy một lượng khói không nhỏ vào khí quyển. Các phân tử trong khói đã khiến cho ánh sáng đỏ và vàng bị tán sắc, tạo ra màu xanh cho Mặt trăng.

Mặt trăng xanh ngọc thực chất là hiện tượng gì?
Trăng có thể hóa xanh nếu có đủ điều kiện. (ảnh minh họa).

Các vụ núi lửa phun trào cũng có thể tạo ra trăng xanh. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng cực hiếm, vì các phân tử trong khói, bụi cần phải đạt kích cỡ khá chuẩn xác mới tạo ra được hiện tượng này.

Giờ quay lại hiện tượng trăng xanh ngọc tại Nhật Bản. Trên thực tế thì đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có kết luận chính thức về tính xác thực hoặc lý do đã tạo ra hiện tượng này. Thậm chí, cũng chưa có gì đảm bảo đó thực sự là trăng, hay là một vật thể gì khác xuất hiện trên bầu trời.

Ngoài ra có ý kiến cho rằng, đây đơn giản chỉ là hiệu ứng Lens Flare - hiện tượng loé sáng do góc máy chọn khung hình với ánh sáng trực tiếp đi vào ống kính mà thôi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News