Mặt Trời đang ''ợ'' lọt vào top những hình ảnh vũ trụ ấn tượng
Cụm thiên hà Fornax, sao băng Orionid hay cú "xì hơi" của sao chổi là những hình ảnh vũ trụ đẹp nhất trong tháng qua.
Những tinh vân trong chòm sao Orion. (Ảnh: Terry Hancock).
Tinh vân phát xạ NGC 2024 hay còn được gọi là Tinh vân Ngọn lửa đang tỏa sáng bên dưới Tinh vân Đầu ngựa độc đáo trong hình ảnh này. Đám mây sáng và có ánh sáng màu đỏ ở đằng sau chúng là tinh vân IC 434. Những tinh vân này nằm thuộc khu vực chòm sao Orion, về phía đông so với ba ngôi sao thắt lưng của chàng thợ săn Orion.
Cụm thiên hà Fornax. (Ảnh: A. Grado and L. Limatola/ESO).
Vô số những thiên hà với đầy đủ màu sắc và hình dạng đang lấp đầy khung ảnh này là thuộc về Cụm thiên hà Fornax, một trong những cụm thiên hà nằm gần Ngân Hà nhất. Hình ảnh này được chụp bởi Kính Thiên văn Rất lớn (VLT) của Đài Quan sát Nam Châu Âu (ESO) đặt tại hoang mạc Atacama của Chile.
Sao băng Orionid trên bầu trời South Carolina. (Ảnh: Sathya Narayanan/Like the Ocean).
Một vệt sao băng sáng có màu xanh lục đang vụt qua bầu trời đêm đầy sao ở Whitmire, South Carolina vào thời gian cực điểm của mưa sao băng Orionid vào rạng sáng ngày 21 tháng 10 vừa qua.
Chụp selfie với Kính Viễn vọng Không gian James Webb. (Ảnh: Ball Aerospace).
Một kỹ sư đã chụp bức ảnh selfie này với Kính Viễn vọng Không gian James Webb của NASA trong khi đang tiến hành việc thử nghiệm quang học cho kính vào ngày 19/10 tại Trung tâm Vũ trụ Johnson ở Houston.
Nhìn vào hình ảnh selfie này, có thể bạn sẽ nghĩ anh chàng kỹ sư Larkin Carey vui đùa một chút và chụp lại hình này để lưu làm kỷ niệm. Nhưng thật ra nó phục vụ cho mục đích khoa học, hình ảnh này được dùng để xác định đường kính của gương kính.
Mặt Trời đang ''ợ''. (Ảnh: NASA Solar Dynamics Observatory).
Mặt Trời bùng phát ra một luồng sáng plasma khỏi bề mặt của nó, hình ảnh này trông như Mặt Trời đang ợ. Ảnh được chụp bởi Đài Quan sát Mặt Trời và Nhật quyển (Solar and Heliospheric Observatory - SOHO) vào thứ tư 18/10. Cú phun plasma này diễn ra sau vụ phun trào khác lớn hơn trên bề mặt Mặt Trời, nhưng không được ghi lại trong ảnh này.
Cú "xì hơi" của sao chổi. (Ảnh: ESA/Rosetta/MPS for OSIRIS Team MPS/UPD/LAM/IAA/SSO/INTA/UPM/DASP/IDA).
Trên bề mặt sao chổi Rosetta bỗng phun ra một đám bụi khí trông như một đài phun nước. Nó có thể xuất phát từ bên trong lõi của sao chổi, nơi có khí bụi từ những ngày đầu mới được hình thành hoặc băng giá không nhìn thấy được.
Google sử dụng vệ tinh O3b để kết nối với dự án khinh khí cầu. (Ảnh: Google).
Những dự án khinh khí cầu thử nghiệm của Google được thả bay cao trên không trung được kết nối với vệ tinh O3b để cung cấp thông tin liên lạc khẩn cấp phòng khi gặp phải các cơn bão dữ dội ở Puerto Rico – nơi họ đang tiến hành thử nghiệm.