Mặt Trời trông thế nào trên những hành tinh khác?

Dựa trên khoảng cách giữa Mặt Trời và các hành tinh, Ron Miller, một nhà minh họa người Mỹ, tạo nên những hình ảnh sống động chỉ ra hình dáng của Mặt Trời khi nhìn từ hành tinh khác.

Mặt Trời trông thế nào trên những hành tinh khác?
Mặt Trời nhìn từ sao Thủy. Hành tinh này nằm cách Mặt Trời 58 triệu km, tương đương 39% khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Trên sao Thủy, Mặt Trời dường như lớn gấp ba lần ở Trái Đất.
Mặt Trời trông thế nào trên những hành tinh khác?
Mặt Trời nằm cách sao Hỏa 229 triệu km. Do sao Hỏa ở xa Mặt Trời hơn 1,5 lần so với Trái Đất, Mặt Trời trông có vẻ nhỏ hơn giữa khung trời bụi mù của hành tinh đỏ.
Mặt Trời trông thế nào trên những hành tinh khác?
Mặt Trời rất khó nhìn rõ từ sao Kim, hành tinh ở cách đó 108 triệu km (tương đương 72% khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời). Quan sát từ bên dưới những lớp mây dày đặc chứa đầy axit sunfuric của sao Kim, Mặt Trời giống như một khoảng sáng mờ ảo giữa nền trời âm u. Nếu có thể nhìn rõ, Mặt Trời trên sao Kim chỉ lớn hơn một nửa so với ở Trái Đất.
Mặt Trời trông thế nào trên những hành tinh khác?
Mặt Trời nhìn từ Europa, một trong những mặt trăng của sao Mộc. Sao Mộc ở cách Mặt Trời khoảng 779 triệu km, tức xa hơn 5,2 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Do đó, Mặt Trời trên sao Mộc nhỏ hơn 5 lần so với trên Trái Đất. Trong hình, sao Mộc chuẩn bị đi ngang qua phía trước Mặt Trời. Ánh sáng Mặt Trời xuyên qua bầu khí quyển dày đặc của hành tinh, tạo thành vòng nhẫn màu đỏ bao quanh sao Mộc.
Mặt Trời trông thế nào trên những hành tinh khác?
Mặt Trời nhìn từ sao Thổ ở cách 1.429 triệu km, xa hơn 9,5 lần khoảng cách tính từ Trái Đất. Những tinh thể nước và khí gas bao gồm amoniac khúc xạ ánh sáng Mặt Trời, tạo thành hiệu ứng quang học đẹp mắt như hào quang và Mặt Trời giả. Dù ánh sáng Mặt Trời trên sao Thổ mờ hơn 100 lần so với Trái Đất, Mặt Trời vẫn sáng đến mức không thể nhìn thẳng vào nó mà không đeo thiết bị bảo vệ mắt.
Mặt Trời trông thế nào trên những hành tinh khác?
Mặt Trời nhìn từ Ariel, một trong những mặt trăng của sao Thiên vương. Sao Thiên vương ở cách Mặt Trời 2,9 tỷ km, xa hơn 19 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.
Mặt Trời trông thế nào trên những hành tinh khác?
Mặt Trời nhìn từ Triton, một trong những mặt trăng của sao Hải vương. Sao Hải vương ở cách Mặt Trời 4,5 tỷ km, gấp 30 lần khoảng cách tính từ Trái Đất. Những đám mây bụi và khí sinh ra từ mạch phun nhiệt độ siêu thấp trên Triton khiến Mặt Trời trở nên mờ ảo với kích thước chỉ bằng 1/30 so với nhìn từ Trái Đất.
Mặt Trời trông thế nào trên những hành tinh khác?
Mặt Trời nhìn từ sao Diêm Vương ở cách gần 6 tỷ km, gấp 40 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Ánh sáng Mặt Trời trên hành tinh này mờ hơn 1.600 lần so với trên Trái Đất nhưng vẫn sáng hơn mọi vật thể trên bầu trời và khó nhìn trực tiếp.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Tổng thống Donald Trump muốn dừng cấp ngân sách cho dự án Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS

Tổng thống Donald Trump muốn dừng cấp ngân sách cho dự án Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS

Một bản dự thảo ngân sách mà Chính quyền Tổng thống Donald Trump vừa mới đưa ra có thể sẽ chấm dứt việc hỗ trợ ngân sách cho dự án Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS vào năm 2025.

Đăng ngày: 25/01/2018
Thế giới có mấy cơ quan vũ trụ, bạn có biết?

Thế giới có mấy cơ quan vũ trụ, bạn có biết?

Nhắc đến những sứ mạng khám phá vũ trụ, NASA chắc chắn là cái tên đầu tiên xuất hiện trong đầu chúng ta. Ngoài họ ra còn ai nữa?

Đăng ngày: 25/01/2018
Phát hiện 2 hành tinh

Phát hiện 2 hành tinh "có thể có sự sống" ngoài Hệ Mặt Trời

Năm 2017, NASA đã công bố việc họ phát hiện ra hệ 7 hành tinh

Đăng ngày: 25/01/2018
Phi hành gia cưỡi máy hút bụi bay trên vũ trụ

Phi hành gia cưỡi máy hút bụi bay trên vũ trụ

Đoạn phim ghi lại khoảnh khắc vui nhộn của một phi hành gia trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Đăng ngày: 24/01/2018
Vì sao có nhiều đám mây khí di cư khỏi Milky Way?

Vì sao có nhiều đám mây khí di cư khỏi Milky Way?

Một cuộc di cư lớn của hơn 100 đám mây khí trào ra khỏi trung tâm của thiên hà Milky Way và hướng vào không gian bên ngoài rìa thiên hà nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà khoa học.

Đăng ngày: 24/01/2018
Mạng 5G sẽ

Mạng 5G sẽ "đe dọa" ngành thiên văn học?

Hiện nay, tốc độ gia tăng nhanh chóng của các công ty viễn thông không dây đang làm nhiễu loạn môi trường sóng vô tuyến.

Đăng ngày: 24/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News