Máu của loài cá ở Nam Cực có chất chống đông
Loài cá Nam Cực có thể tự do đi lại trong nước biển dưới 0oC là do trong máu của chúng có chất chống đông glycoprotein.
Loài cá tuyết Nam Cực. (Nguồn: Internet)
Báo cáo của Đại học Bochum, Đức hôm 23/8 cho biết, kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học đã giải mã được cơ chế chống đông của chất glycoprotein.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Bochum đã hợp tác với các đồng nghiệp Mỹ tiến hành nghiên cứu chất chống đông glycoprotein trong máu của loài cá tuyết ở Nam Cực và phát hiện, glycoprotein phát huy vai trò hyđrat hóa đối với phân tử nước, qua đó có thể ngăn chặn sự băng hóa của chất lỏng, hơn nữa vai trò này còn được thể hiện rõ nét hơn khi ở môi trường nhiệt độ thấp.
Các nhà khoa học đã quan sát sự vận động của chất chống đông glycoprotein và phân tử nước. Trong trường hợp bình thường, phân tử nước sẽ không ổn định và “biến động” không theo quy luật. Tuy nhiên, trong trường hợp có chất chống đông glycoprotein, phân tử nước sẽ ổn định và “biến động” theo quy luật.
Thông thường, máu của loài cá sẽ đóng băng ở nhiệt độ âm 0,9oC. Tuy nhiên, do muối đã làm giảm điểm đóng băng của nước biển, vì thế nước biển ở Nam Cực thường đóng băng ở âm 4oC.
Dựa vào tác dụng chống đông đặc biệt của chất glycoprotein, loài cá ở Nam Cực có thể tự do đi lại trong môi trường nhiệt độ thấp.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực
Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.
