Máy bay siêu thanh 1.500km/h của NASA lắp đặt cụm đuôi
NASA chia sẻ thước phim về quá trình lắp đặt cụm đuôi cho máy bay X-59 tại cơ sở của Lockheed Martin ở Palmdale, California.
Lockheed Martin bắt đầu sản xuất các bộ phận của X-59 vào tháng 11/2018.
Việc lắp đặt cụm đuôi cho phép nhóm chế tạo X-59 tiếp tục thực hiện các cuộc kiểm tra cuối cùng về hệ thống và dây điện trên máy bay, SciTechDaily hôm 16/4 đưa tin. Máy bay này đang chuẩn bị cho quá trình thử nghiệm tích hợp trên mặt đất, bao gồm vận hành thử động cơ và chạy trên mặt đất.
Máy bay X-59 - nòng cốt trong nhiệm vụ mang tên Quesst - do NASA và tập đoàn Lockheed Martin phối hợp phát triển. Lockheed Martin bắt đầu sản xuất các bộ phận của X-59 vào tháng 11/2018.
X-59 dài 30,4m, rộng 9m và chạy bằng một động cơ phản lực duy nhất. Khi hoạt động, sẽ chỉ có một phi công điều khiển phương tiện này. Tốc độ thiết kế của nó dự kiến là Mach 1,4 - tương đương khoảng 1.500km/h - bay ở độ cao 16.700m.
X-59 được thiết kế để chứng minh khả năng bay với tốc độ siêu thanh mà không gây ồn. Nhiệm vụ hướng đến việc biến tiếng nổ siêu thanh (tiếng nổ lớn phát ra khi vật thể di chuyển nhanh hơn âm thanh) thành tiếng động nhỏ. X-59 sẽ bay qua một số cộng đồng ở Mỹ để thu thập dữ liệu về phản ứng của con người với âm thanh sinh ra trong chuyến bay siêu thanh. Dữ liệu này sẽ được cung cấp cho các cơ quan quản lý của Mỹ và quốc tế.
Thông qua Quesst, NASA muốn chứng minh X-59 có thể bay nhanh hơn âm thanh mà không tạo ra tiếng nổ siêu thanh ầm ĩ từng khiến các chuyến bay siêu thanh thương mại trên đất liền bị Cục quản lý Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cấm vào năm 1973.

Xem trạm ISS hiện đang ở đâu chỉ bằng những trang web đơn giản này
Bài viết sẽ chia sẻ một số cách giúp bạn dễ dàng theo dõi vị trí hiện tại của trạm ISS ở trên bầu trời.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

NASA ghi lại hình ảnh hố đen "ăn thịt" một ngôi sao
Dưới lực hút khủng khiếp từ hố đen, ngôi sao đã trải qua quá trình “mì ống hóa” bị kéo dãn và xé toạc ra trước khi bị nuốt chửng.

Lực đẩy của siêu tên lửa Mỹ sắp phóng ngay tháng 8: Bữa tiệc cho mọi giác quan!
Sự kiện Mỹ phóng siêu tên lửa SLS sắp diễn ra. Dự kiến, hàng trăm nghìn người sẽ xem tận mắt khoảnh khắc lịch sử này.

Hiện tượng thiên văn được Albert Einstein tiên đoán từ 1 thế kỷ trước
Thuyết tương đối rộng của Einstein đã tiên đoán đúng về sự xuất hiện của các vật thể lớn như lỗ đen nhị phân, dù hiện tượng này chưa từng được quan sát thấy.

Tên lửa khổng lồ của NASA phóng lần đầu và có thể là lần cuối
Công nghệ cũ, giá thành đắt đỏ, không thể tái sử dụng làm tên lửa Hệ thống Phóng Không gian kém hấp dẫn so với các đối thủ tư nhân.
