Mây đen mù mịt tràn vào phố ở Trung Quốc chắn hết tầm nhìn là hiện tượng gì?

Một buổi tối gần đây, đường phố ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) bị phủ bởi một lớp mây màu sẫm, dày như bông, mù mịt chắn hết tầm nhìn, trông rất kỳ lạ, thậm chí đáng sợ. Nhiều người nói rằng họ chưa bao giờ thấy cảnh tượng như thế này. Hiện tượng này có thể được giải thích thế nào?

Những gì đã liên quan đến thời tiết thì có thể ảnh hưởng tới rất nhiều người, ít nhất là ở cả một vùng, nên vẫn luôn khiến người dân ở bất kỳ đâu cũng quan tâm.

Đây là video:

Theo các nhà khí tượng học, thứ mà người dân nhìn thấy dù rất giống mây nhưng không phải là mây mà là một loại sương mù đặc biệt, gọi là sương mù bình lưu.

Theo Cơ quan Khí tượng Vương quốc Anh, sương mù bình lưu xảy ra khi không khí ấm và ẩm di chuyển trên một bề mặt lạnh hơn và vì vậy, không khí đó bị làm mát. Chẳng hạn, một khối không khí ấm đi ngang qua một khu vực đang có tuyết phủ. Sương mù bình lưu cũng thường xuất hiện ở biển, khi không khí ấm di chuyển trên mặt nước mát hơn. Theo chiều gió thổi, sương mù ở ngoài biển cũng có thể được đưa vào trong đất liền.

Khác với sương mù bình thường thường đứng yên, sương mù bình lưu có thể di chuyển theo phương ngang, khiến nó càng giống mây đang bay là là trong thành phố.

Ngoài ra, sương mù bình lưu có thể hình thành vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, buổi tối thì trông màu sẫm hơn, và có thể tồn tại vài tiếng đến nhiều ngày, không dễ tan đi ngay cả khi trời ấm lên vào ban ngày như các loại sương mù khác.

Mây đen mù mịt tràn vào phố ở Trung Quốc chắn hết tầm nhìn là hiện tượng gì?
Sương mù bình lưu có thể trông rất giống mây tràn vào thành phố. (Ảnh: WHAS).

Về sự ảnh hưởng đối với cuộc sống con người thì sương mù bình lưu thường “đặc” hơn các loại sương mù khác, khiến tầm nhìn giảm xuống gần 0 (hoặc bằng 0). Vì vậy, người dân được khuyên không nên đi xe trong những thời điểm có sương mù bình lưu vì rất nguy hiểm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chế tạo thành công vật liệu giá rẻ giúp loại bỏ 99,8% vi nhựa khỏi nước

Chế tạo thành công vật liệu giá rẻ giúp loại bỏ 99,8% vi nhựa khỏi nước

Phát minh này mang đến một giải pháp mới và bền vững cho vấn đề ô nhiễm vi nhựa trên toàn cầu.

Đăng ngày: 11/12/2024
Cột mốc báo động: chỉ 3 năm nữa Bắc Băng Dương sẽ không còn băng

Cột mốc báo động: chỉ 3 năm nữa Bắc Băng Dương sẽ không còn băng

Nghiên cứu mới vừa gióng hồi chuông báo động: Với tình trạng phát thải khí nhà kính như hiện nay, Bắc Băng Dương sẽ có ngày đầu tiên không có băng vào năm 2027.

Đăng ngày: 09/12/2024
Nguyên nhân thực sự đằng sau sự nóng lên toàn cầu

Nguyên nhân thực sự đằng sau sự nóng lên toàn cầu

Các nhà khoa học chỉ ra rằng những đám mây trên đại dương có thể chính là mảnh ghép quan trọng dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu với tốc độ chóng mặt.

Đăng ngày: 09/12/2024
11 bức ảnh tóm gọn 11 tháng vừa qua của năm 2024: Chúng ta đang làm gì với Trái đất?

11 bức ảnh tóm gọn 11 tháng vừa qua của năm 2024: Chúng ta đang làm gì với Trái đất?

Thực tế cho thấy, thiên nhiên đang bị tàn phá và con người đang phải trả giá đắt.

Đăng ngày: 06/12/2024
Không khí lạnh mạnh đang tràn xuống miền Bắc

Không khí lạnh mạnh đang tràn xuống miền Bắc

Từ hôm nay, không khí lạnh cường độ mạnh tràn xuống miền Bắc, kéo nhiệt độ thấp nhất vùng đồng bằng xuống 15 độ, vùng núi dưới 10 độ C.

Đăng ngày: 06/12/2024
Arab Saudi sẽ trồng 10 tỷ cây để xanh hóa sa mạc

Arab Saudi sẽ trồng 10 tỷ cây để xanh hóa sa mạc

Arab Saudi đang đầu tư vào sáng kiến xanh nhằm biến đổi sa mạc ở nước này nhưng vấp phải nhiều thách thức trong việc biến dự án tham vọng thành giải pháp khí hậu.

Đăng ngày: 05/12/2024
Thảm họa vỡ đập St. Francis ở Mỹ: Bi kịch vì kiêu ngạo!

Thảm họa vỡ đập St. Francis ở Mỹ: Bi kịch vì kiêu ngạo!

Rạng sáng ngày 13/3/1928, một trong những thảm họa kỹ thuật lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ xảy ra tại California.

Đăng ngày: 04/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News