Mây “hạt nhân” bao trùm khiến người Nga hốt hoảng
Một đám mây khổng lồ trên bầu trời một thành phố của Nga đã khiến người dân ở đây vô cùng hoảng hốt. Đám mây trông giống như trùm khói của một vụ nổ hạt nhân.
Hiện tượng này được người dân gọi là "Bầu trời Chernobyl" (lấy theo tên gọi của thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra vào năm 1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Ukraina bị nổ. Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân).
Đám mây giống như khói sau vụ nổ hạt nhân khiến người Nga hốt hoảng.
Đám mây "hạt nhân" nhận ánh sáng mặt trời và tỏa sáng lấp lánh với ánh sáng vàng và đỏ, càng làm tăng "hiệu ứng hạt nhân".
Hiện tượng này được người dân gọi là "Bầu trời Chernobyl".
Những bức ảnh cho thấy một cảnh tượng trông giống như một đám khói hạt nhân chuẩn bị bao trùm khắp thành phố.
Mặc dù trông có vẻ nguy hiểm, nhưng đám mây trên thành phố Tyumen, nước Nga sau đó đã bị gió thổi đi.
Một người sử dụng mạng xã hội nói đùa: "Hoặc là trời sẽ mưa rất to, hoặc là Mỹ sắp thả bom hạt nhân vào chúng ta".
Đây không phải một hiện tượng hiếm gặp.
Các nhà khí tượng cho biết đám mây kì lạ này được hình thành do điều kiện thời tiết, tạo nên một cột mây cao gần 6.000m trên bầu trời.
Nhà khí tượng Nina Soldatova nói: "Có hơn một trăm loại mây và đám mây này không phải loại hiếm".
"Nó xuất hiện khi phần trên cùng của đám mây lan tỏa ra trên bầu trời, và phần phía dưới của đám mây hạ thấp xuống đất. Những đám mây như thế này có thể cao từ 4.800m đến 5.700m".
Đám mây "hạt nhân" nhận ánh sáng mặt trời và tỏa sáng lấp lánh với ánh sáng vàng và đỏ.
Những đám mây như thế này có thể cao từ 4.800m đến 5.700m.
Đám mây sau đó đã bị gió cuốn đi.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?
