Mây ngũ sắc hình tiên nữ múa ở Trung Quốc
Đầu tháng 11, người dân tại một ngôi làng ở Tân Cương, Trung Quốc, chia sẻ trên mạng xã hội Weibo hình ảnh đám mây phát sáng ngũ sắc, trông giống như một nàng tiên nữ đang múa.
Mây ngũ sắc xuất hiện tại Tân Cương, Trung Quốc
Theo các chuyên gia, đám mây có thể là kết quả của hiện tượng mây dạ quang (NLC) hoặc đến từ một vụ phóng tên lửa ở Cam Túc, IB Times hôm qua đưa tin.
Đám mây phát sáng hình tiên nữ múa ở Trung Quốc. (Ảnh: Weibo).
Mây dạ quang thường bay lơ lửng ở chân trời và phát sáng với nhiều màu sắc khác nhau. Một nữ phát ngôn viên của Hiệp hội Khí tượng học Hoàng gia Anh cho biết đám mây ở Trung Quốc rất có thể là mây dạ quang nhưng họ cần nhiều thông tin hơn về địa điểm và điều kiện thời tiết để khẳng định kết luận.
Mây dạ quang là những tinh thể băng trôi nổi trên nền trời, cách mặt đất khoảng 80km. Chúng là những đám mây cao nhất trong bầu khí quyển của Trái Đất và khá mờ nhạt nên khó thấy rõ. Chúng chỉ hình thành dưới những điều kiện nhất định và chưa được hiểu biết đầy đủ vì không có ghi chép nào về chúng trước năm 1885.
Những tinh thể băng phản chiếu ánh sáng trước khi Mặt Trời mọc tại đường chân trời. Hình dáng của mây dạ quang thay đổi theo tốc độ gió ở những độ cao khác nhau. Các tinh thể nằm ở độ cao thấp thường có màu đỏ do bụi và nước trong bầu khí quyển, trái với những tinh thể trên cao có ánh xanh dương.
Theo nhà khí tượng học Alan Hisscott, những bức ảnh được chụp trước lúc bình minh ở phía đông huyện Tân Nguyên, gần Trung tâm phóng tên lửa Tửu Tuyền ở Cam Túc.
Một góc chụp khác của đám mây. (Ảnh: Weibo).
"Khói tên lửa sẽ lưu lại những sản phẩm của quá trình đốt cháy bao gồm nước bốc hơi. Hơi nước cô đặc tạo nên những đám mây tinh thể băng, giống như những vệt ngưng tụ phía sau máy bay. Lúc đầu những vệt này gần như thẳng đứng nhưng gió ở các độ cao khác nhau đã làm cho chúng biến dạng", Hisscott nói.
"Đám mây đạt tới độ cao như mây dạ quang, được mặt trời chiếu sáng phía trên và dưới đường chân trời theo cách tương tự khiến mây dạ quang phát sáng giữa nền trời tối. Màu cam của đám mây có thể đến từ quá trình phát tán của ánh sáng mặt trời trong khi màu ngũ sắc ở một số phần do hiện tượng nhiễu xạ ở những hạt nước hoặc băng nhỏ gây ra", Hisscott cho biết.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
