Miếng dán giúp bệnh nhân tiểu đường không bị cắt cụt chi
Các nhà khoa học Mexico đã phát triển miếng dán chứa vi khuẩn gram âm Bdellovibrio để điều trị các bệnh nhiễm trùng kháng lại thuốc kháng sinh do loét chân, giúp cứu hàng nghìn bệnh nhân tiểu đường khỏi bị cắt cụt chi.
Theo Tân Hoa Xã, các nhà khoa học Mexico ở Viện Bách khoa quốc gia Trung Mỹ đã phát triển một loại miếng dán để điều trị các bệnh nhiễm trùng kháng kháng sinh do loét chân ở những bệnh nhân tiểu đường. Đó là những vết thương không lành có thể dễ dàng trở thành nơi trú ẩn của những loài vi khuẩn nguy hiểm, hậu quả có thể là phải cắt cụt chi.
Miếng dán chứa vi khuẩn gram âm Bdellovibrio có thể kiềm chế sự phát triển của các vi sinh vật khác.
Các hoạt chất trong miếng dán là vi khuẩn gram âm Bdellovibrio mà một trong những đặc điểm đáng chú ý là các thành viên có thể ký sinh trên các vi khuẩn gram âm khác và ăn các chất độc sinh học, ví dụ protein và a xít nucleic, của vật chủ của chúng. Chúng có thể kiềm chế sự phát triển của các vi sinh vật khác. Đồng thời, theo các nhà phát triển, chúng có thể nhanh chóng loại bỏ mầm bệnh nguy hiểm khỏi vết thương. Hơn nữa, vi khuẩn hoạt động chống lại các mầm bệnh kháng thuốc nhất, bao gồm cả Pseudomonas aeruginosa. Hiện miếng dán đang ở giai đoạn thử nghiệm. Trong tương lai gần, các nhà khoa học đang hy vọng chuyển sang thử nghiệm lâm sàng.
Theo các nhà khoa học, hiệu quả của miếng dán khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Hiển nhiên là khi nhiễm trùng chuyển sang giai đoạn hoại thư thì miếng dán sẽ không có hiệu quả. Nhưng ở giai đoạn nhiễm trùng sớm hơn, miếng dán có thể được kết hợp dùng cùng với kháng sinh.
Theo số liệu do các tổ chức y tế công bố trên diễn đàn “Liên minh vì những đôi chân tiểu đường", khoảng 100.000 người ở Mexico đã phải cắt cụt chi do bệnh tiểu đường, nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 ở nước này. Vì thế, tìm cách loại bỏ các vi sinh vật ở ổ nhiễm trùng bàn chân của những bệnh nhân tiểu đường là vấn đề bức thiết. Christian Mariel Saenz Santos, một chuyên gia về công nghệ sinh học tại Viện Bách khoa quốc gia Trung Mỹ khẳng định các chuyên gia y tế có thể chỉ sử dụng miếng dán hoặc kết hợp nó với kháng sinh khi điều trị cho các bệnh nhân khác nhau.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
