Mìn di động Goliath: Món đồ chơi chết người của lính Đức

Mìn di động Goliath là một phương tiện hủy diệt điều khiển từ xa của quân Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, mục tiêu ưa thích của loại mìn này thường là xe tăng, bộ binh, cầu đường và các công sự.

"Mìn di động" hay được gọi tắt là Sd.Kfz 302 hoặc Goliath là một trong những vũ khí sử dụng công nghệ điều khiển vô tuyến đầu tiên của phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nhiệm vụ của loại mìn này là áp sát đối phương và... nổ tung - một phương pháp đánh bom cảm tử mà không cần hy sinh sinh mạng người lính.

Trong thời gian từ năm 1942 đến hết Chiến tranh Thế giới thứ 2, đã có tổng cộng 7564 đơn vị mìn di động Goliath được người Đức chế tạo.


Mìn di động Goliath.

Mìn di động Goliath có tổng trọng lượng khoảng 370kg với chiều dài 1,5 mét. Nó được bọc thép dày 5mm và có khả năng mang theo tối đa 60kg thuốc nổ bên trong thân. Goliath được trang bị 2 động cơ điện cung cấp công suất tổng cộng 5kW giúp nó di chuyển được với tốc độ khoảng 1,5km/h trên đường bằng và 0,75km/h trên đường hỗn hợp.

Trong xe có một cuộn dây điện với khoảng 400 mét dây, kết nối hệ thống điều khiển của xe với tay cầm điều khiển từ xa. Sỹ quan điều khiển sẽ sử dụng hệ thống tay cầm này và... một chiếc ống nhòm để điều khiển xe vào đúng vị trí mong muốn rồi kích nổ. Với việc sử dụng động cơ điện gây ra rất ít tiếng động, chiếc xe đánh bom không người lái này rất thích hợp để đánh phục kích trong đêm tối hoặc trong tác chiến đô thị.

Trong tác chiến đô thị, lực lượng các xe thiết giáp không người lái của Đức có thể xông ra từ bất cứ ngõ ngách nào và với 60kg thuốc nổ nó hoàn toàn đủ sức thổi bay mọi loại xe tăng nào của Đồng Minh.


Trong xe có một cuộn dây điện với khoảng 400 mét dây.

Với hệ thống bánh xích, chiếc xe này có thể hoạt động tốt ở nhiều loại địa hình khác nhau và ngoài nhiệm vụ phá hủy các thiết giáp của đối phương, nó còn được sử dụng để phá hủy các lô cốt kiên cố, các công trình như nhà cửa, cầu cống,...

Con "quái vật" này chính là một minh chứng rất rõ nét cho thấy sự sáng tạo và tài năng của các kỹ sư Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai khi họ nghĩ ra việc sử dụng robot để thực hiện các nhiệm vụ khó khăn thay cho binh lính, một điều rất phổ biến ở... thế kỷ 21 này.

Tới nay, thiết kế chi tiết của mìn di động Goliath có thể dễ dàng được tìm thấy trên mạng Internet và bất cứ ai cũng có thể tự thiết kế cho mình một cỗ xe tăng như thế này - tất nhiên là không được mang theo thuốc nổ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thị trấn

Thị trấn "hỏa ngục" cháy suốt hơn 60 năm

Đám cháy kéo dài hàng chục năm đã biến thị trấn mỏ Centralia từ một nơi sôi động thành địa ngục hoang tàn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Những hình phạt tử hình tàn khốc nhất lịch sử nhân loại

Những hình phạt tử hình tàn khốc nhất lịch sử nhân loại

Một số hình phạt tử hình thời xưa khiến nhiều người rùng mình ớn lạnh khi nghe đến tên của chúng.

Đăng ngày: 18/04/2025
14 loại chất độc khủng khiếp nhất thế giới

14 loại chất độc khủng khiếp nhất thế giới

Hãy cố gắng tránh xa những loại chất kịch độc này bằng mọi giá. Nếu tiếp xúc với chúng, bạn sẽ chết ngay lập tức.

Đăng ngày: 18/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng lửa

Lý giải hiện tượng cầu vồng lửa

Cầu vồng lửa xuất hiện trên nền trời với nhiều màu sắc nổi bật, nhưng chỉ được quan sát ở những khu vực nhất định.

Đăng ngày: 18/04/2025
Túi nhỏ trên quần jean dùng để đựng gì?

Túi nhỏ trên quần jean dùng để đựng gì?

Bạn có bao giờ để ý đến chiếc túi bé xíu "thừa thãi" trên quần jean?

Đăng ngày: 17/04/2025
6 công dụng bạn không thể ngờ của

6 công dụng bạn không thể ngờ của "ba con sói"

Bao cao su có nhiều công dụng bất ngờ bên cạnh khả năng trong "chuyện ấy" đấy nhé!

Đăng ngày: 17/04/2025
Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News