MIT phát minh ra “bề mặt thông minh”, hứa hẹn cải thiện độ mạnh của tín hiệu Wi-Fi đến 10 lần

RFocus có thể giúp những thiết bị siêu nhỏ bắt được kết nối không dây một cách dễ dàng.

Có một vấn đề xảy ra khi chúng ta cố nhồi nhét các loại kết nối không dây vào những thiết bị siêu nhỏ: chúng khó có thể duy trì tín hiệu kết nối khi mà có quá ít không gian để chứa các ăng-ten. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của MIT CSAIL có lẽ đã tìm ra giải pháp. Họ vừa phát triển được một thứ gọi là "bề mặt thông minh" mang tên RFocus, "có thể hoạt động như một tấm gương hay một thấu kính" để tập trung tín hiệu radio vào các thiết bị mong muốn dù thiết bị đó đặt ở phía nào của "hàng rào". RFocus sẽ cải thiện độ mạnh trung bình của tín hiệu đến gần 10 lần, và tăng gấp đôi dung lượng trung bình của kênh tín hiệu trong môi trường văn phòng.


RFocus sẽ cải thiện độ mạnh trung bình của tín hiệu đến gần 10 lần.

Thay vì chỉ đơn thuần là một loạt các ăng-ten nguyên khối gắn lại với nhau, nguyên mẫu thử nghiệm của RFocus là một tổ hợp gồm khoảng hơn 3.000 ăng-ten tí hon được sắp xếp bằng phần mềm để tối đa hóa khả năng tiếp nhận. Nói dễ hiểu hơn, RFocus đóng vai trò như một bộ điều khiển beamforming (tạm dịch: điều hướng chùm sóng) trung gian, đảm nhận việc điều hướng tín hiệu thay cho các đầu cuối – các thiết bị phát và thiết bị khách, vốn khá khó để đưa vào các thiết bị có kích cỡ tí hon.

RFocus sẽ có giá tương đối rẻ, chỉ vài xu/ăng-ten, và sẽ tiêu thụ điện năng rất thấp so với một hệ thống thông thường. Dù cải thiện độ mạnh tín hiệu đến gần 10 lần, RFocus không thực sự sử dụng bất kỳ bộ khuếch đại tín hiệu nào, có nghĩa là bản thân các ăng-ten không phát ra năng lượng.

Chưa rõ đến bao giờ RFocus mới được triển khai sử dụng. Nhóm nghiên cứu sẽ không chỉ cần tối ưu thiết kế, mà còn phải tìm cách để sản xuất nó trên diện rộng – lý tưởng nhất là dưới dạng một tấm dán tường mỏng giá rẻ, không cần nối dây điện. Ít ra thì mục đích sử dụng của sản phẩm này cũng đã rõ ràng. Nó có thể mang lại kết nối mạnh hơn, tầm phủ sóng xa hơn cho mọi thứ, từ Wi-Fi cho đến 5G băng tần cao. Tuy nhiên, RFocus sẽ hữu ích nhất đối với các thiết bị Internet vạn vật (IoT), vốn quá nhỏ không thể được trang bị bộ thu sóng không dây hoặc cần một số thành phần phụ thêm để duy trì tín hiệu ổn định. Với RFocus, bạn có thể thấy dữ liệu không dây xuất hiện trên nhiều thiết bị hơn nữa, hoặc sẽ có những phiên bản đẹp mắt, gọn gàng hơn của những món đồ công nghệ mà bạn đã sở hữu được tung ra trong thời gian đến.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các phát minh khiến thế giới sửng sốt trong 10 năm tới

Các phát minh khiến thế giới sửng sốt trong 10 năm tới

Dưới đây là một vài phát minh đáng kinh ngạc nhất mà hẳn bạn sẽ hoàn toàn ngỡ ngàng trước sự kỳ diệu của nó.

Đăng ngày: 06/05/2025
Những phát minh mà nền văn minh Lưỡng Hà để lại cho hậu thế

Những phát minh mà nền văn minh Lưỡng Hà để lại cho hậu thế

Bắt đầu xuất hiện lần đầu tại miền nam Iraq, nền văn minh Lưỡng Hà phát triển trên một khu vực rộng lớn bao gồm Iraq, Kuwait, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và tây nam Iran ngày nay.

Đăng ngày: 24/04/2025
Những phát minh

Những phát minh "độc" của Hy Lạp cổ đại

Khẩu pháo bất khả chiến bại, vòi tắm hoa sen, cửa tự động, robot chim bay, ngọn hải đăng, đồng hồ báo thức...là những phát minh cực độc ít ai biết đến của người Hy Lạp cổ đại.

Đăng ngày: 22/04/2025
Tia X - Phát hiện vĩ đại của thế kỷ 19

Tia X - Phát hiện vĩ đại của thế kỷ 19

Chắc hẳn không ít người trong số chúng ta đã từng phải đi chụp phim X-Quang. Ngày nay kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế và các ngành công nghiệp.

Đăng ngày: 21/04/2025
Phát minh ra tên lửa

Phát minh ra tên lửa

Nếu dường như người ta không chút nghi ngờ rằng tên lửa được phát minh ở Trung Hoa, thì niên đại và các điều kiện đã phát minh ra nó lại không được xác định một cách chắc chắn.

Đăng ngày: 11/04/2025
12 phát minh

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla

"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

Đăng ngày: 01/04/2025
Chiếc la bàn cổ nhất

Chiếc la bàn cổ nhất

Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.

Đăng ngày: 30/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News