Mô phỏng chưa từng có về vật chất tối

Các nhà nghiên cứu tới từ Trung tâm Vật lý thiên văn Havard – Smithsonian tạo ra mô phỏng chưa từng có về cấu trúc bên trong của vật chất tối.

Vật chất tối từ lâu đã gây bối rối trong giới khoa học dù ước tính chúng chiếm tới 85% vật chất trong vũ trụ. Không thể chụp ảnh được vật chất tối vì chúng không tương tác với ánh sáng. Chỉ có thể phát hiện vật chất tối thông qua lực hấp dẫn của chúng, tương tự như việc không thể nhìn thấy gió nhưng có thể chứng kiến lá và cành cây xào xác.

Theo RT, các nhà khoa học đã quan sát thấy ảnh hưởng được cho là của vật chất tối trên quy mô thiên hà vì chúng tạo thành "quầng sáng" xung quannh các cụm thiên hà.

Mô phỏng chưa từng có về vật chất tối
Hình ảnh mô phỏng cấu trúc bên trong của vật chất tối. (Ảnh: Center for Astrophysics).

Theo mô phỏng của các nhà nghiên cứu Harvard do nhà khoa học Jie Wang dẫn đầu, những quầng sáng vật chất này hình thành ở mọi quy mô khối lượng, từ thiên hà cho tới hành tình.

Trong suốt 5 năm nghiên cứu và phát triển mô hình, nhóm nghiên cứu giả định rằng vật chất tối có khối lượng gấp gần 100 lần proton và được tạo thành từ các hạt có khối lượng lớn và sức tương tác lại rất yếu trong vũ trụ.

Tuy nhiên, khác với các mô phỏng vật chất tối trước đây, mô phỏng của Wang và các đồng nghiệp có độ phân giải cao chưa từng có nhờ áp dụng kỹ thuật đa khuếch đại trên siêu máy tính.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, bất kể ở quy mô nào, những quầng sáng này có cấu trúc giống nhau, dày đặc hơn về phía trung tâm và khuếch tán ra phía rìa.

Các quầng sáng ở quy mô hành tinh vì quá nhỏ nên không thể phát hiện thông qua ảnh hưởng của chúng với ánh sáng xung quanh. Tuy nhiên, chúng giúp xác nhận 1 giả thuyết khác về vật chất tối là nó phát ra bức xạ gamma khi các hạt của nó va chạm với nhau.

"Điều này xác nhận bản chất giả thuyết của vật chất tối rằng chúng có thể không hoàn toàn tối", đồng tác giả nghiên cứu Simon White tới từ Viện Vật lý Thiên văn Max Planck cho hay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ở lâu trong vũ trụ, não của các phi hành gia thay đổi ra sao?

Ở lâu trong vũ trụ, não của các phi hành gia thay đổi ra sao?

Mất 7 tháng để chỉ số não của các nhà khoa học trở lại bình thường sau khi trở về Trái đất từ Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.

Đăng ngày: 09/09/2020
Thiên thạch rộng hơn 2 sân bóng sắp bay qua Trái đất

Thiên thạch rộng hơn 2 sân bóng sắp bay qua Trái đất

Thiên thạch 2020 QL2 có đường kính 120m sẽ sượt qua hành tinh hôm 14/9 ở khoảng cách an toàn, theo Trung tâm Vật thể bay gần Trái Đất của NASA.

Đăng ngày: 09/09/2020
Bí ẩn gì sẽ xảy đến nếu chúng ta khoan một hố sâu 3000km xuyên qua tâm của Mặt trăng?

Bí ẩn gì sẽ xảy đến nếu chúng ta khoan một hố sâu 3000km xuyên qua tâm của Mặt trăng?

Bên dưới lớp bề mặt của Mặt Trăng, nhiều khả năng có rất nhiều bí ẩn mà chúng ta chưa thể khám phá.

Đăng ngày: 09/09/2020
Suốt 30 năm nay, khoa học vẫn đang đi tìm lời giải cho hiện tượng tăng tốc kỳ lạ của tàu thăm dò không gian

Suốt 30 năm nay, khoa học vẫn đang đi tìm lời giải cho hiện tượng tăng tốc kỳ lạ của tàu thăm dò không gian

Vật chất tối, đại lượng vật lý chưa biết hay thứ gì khác đã gây nên những sai số này?

Đăng ngày: 08/09/2020
Tàu NASA sẵn sàng bay đến Mặt trăng vào năm sau

Tàu NASA sẵn sàng bay đến Mặt trăng vào năm sau

Tàu vũ trụ Orion vượt qua các bài đánh giá quan trọng, đảm bảo đạt chuẩn cho chuyến bay thử nghiệm không chở người vòng quanh Mặt Trăng.

Đăng ngày: 08/09/2020
Cụm sao gần Trái đất nhất sắp diệt vong

Cụm sao gần Trái đất nhất sắp diệt vong

Cụm sao Hyades được hình thành cách đây khoảng 680 triệu năm từ một đám mây khí và bụi lớn trong Dải Ngân hà.

Đăng ngày: 07/09/2020
Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ tái sử dụng

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ tái sử dụng

Tên lửa Trường Chinh 2F đưa tàu vũ trụ tái sử dụng lên quỹ đạo từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền trên sa mạc Gobi hôm 4/9.

Đăng ngày: 07/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News