Mộc bản triều Nguyễn

Dưới triều Nguyễn, do nhu cầu phổ biến rộng rãi các chuẩn mực của xã hội, các điều luật bắt buộc thần dân phải tuân theo, để lưu truyền công danh sự nghiệp của các vua chúa, các sự kiện lịch sử..., triều đình đã cho khắc nhiều bộ sách sử và các tác phẩm văn chương để ban cấp cho các nơi. Trong quá trình hoạt động đó đã sản sinh ra một loại hình tài liệu đặc biệt, đó là mộc bản. Đây là những tài liệu gốc độc bản.

Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới

Mộc bản triều Nguyễn trong hồ sơ di sản được đánh giá như sau:

34.555 bản khắc mộc bản đã giúp lưu lại những tác phẩm chính văn, chính sử do triều Nguyễn biên soạn, các sách kinh điển và sách lịch sử. Ngoài giá trị về mặt sử liệu còn có giá trị về nghệ thuật, kỹ thuật chế tác. Nó đánh dấu sự phát triển của nghề khắc ván in ở Việt Nam. Chính vì những tính chất quan trọng và giá trị cao mà trong thời kỳ phong kiến và các nhà nước trong lịch sử của Việt Nam đã rất chú tâm để bảo quản những tài liệu này.

Mộc bản triều Nguyễn

Mộc bản là những bản gỗ khắc chữ Hán Nôm ngược dùng để in ra các sách được sử dụng phổ biến dưới triều Nguyễn. Hiện 34.555 tấm mộc bản đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 4 - trực thuộc Cục Văn thư .935 quyển có nội dung rất phong phú và được chia làm chín chủ đề: lịch sử, địa lý, quân sự, pháp chế, văn thơ, tôn giáo - tư tưởng - triết học, ngôn ngữ - văn tự, chính trị - xã hội, văn hóa - giáo dục.

Tài liệu mộc bản triều Nguyễn được hình thành chủ yếu trong quá trình hoạt động của Quốc sử quán triều Nguyễn (được thành lập năm 1820 dưới thời vua Minh Mạng) tại Huế. Ngoài ra, tài liệu này còn bao gồm cả những ván khắc in được tập hợp từ Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) được đưa vào Huế và lưu trữ ở Quốc Tử Giám (Huế) dưới thời vua Minh Mạng và Thiệu Trị. Từ năm 1960, Mộc bản triều Nguyễn được chuyển vào Đà Lạt.
Đây là khối tài liệu đặc biệt quý hiếm, do giá trị về mặt nội dung, đặc tính về phương pháp chế tác và những quy định rất nghiêm ngặt của triều đình phong kiến về việc ấn hành và san khắc. Những tài liệu này được coi là quốc bảo, chỉ những người có trách nhiệm và thẩm quyền làm việc tại Quốc sử quán mới được tiếp xúc và làm việc với chúng.

Mộc bản triều Nguyễn

Để chế tác tài liệu này phải trải qua một quy trình chặt chẽ tốn nhiều thời gian công sức: Trước hết, vua ban dụ cho phép biên soạn sách. Sau đó cơ quan biên soạn dâng tấu xin được nghiên cứu châu bản để biên soạn sách bản thảo hoàn thành dâng lên vua ngự lãm. Bản thảo được giao trở lại cơ quan biên soạn bổ sung chỉnh sửa theo ý của vua. Bản thảo được chép “tinh tả” (rõ ràng). Cơ quan biên soạn lập biểu dâng sách lên vua ngự phê. Sách sau khi được ngự phê chuyển xuống giao cho cơ quan san khắc dưới sự kiểm soát của các quan theo chỉ dụ của vua. Mộc bản sau khi khắc xong các quan dâng biểu xin cho in thành sách. Mỗi bộ sách chỉ được khắc in khi có lệnh của vua.

Mộc bản triều Nguyễn

Để chế tác tài liệu mộc bản, Quốc sử quán đã phải tuyển nhiều thợ chạm khắc giỏi. Thợ khắc mộc bản được lựa chọn từ các địa phương trong cả nước có nghề chạm khắc gỗ nổi tiếng, và kỹ thuật khắc được sử dụng thì hoàn toàn là thủ công. Những chữ được khắc lên mộc bản như chứa đựng tất cả tâm huyết của mỗi người thợ. Mỗi chữ Hán - Nôm trên mộc bản được khắc rất tinh xảo, sắc nét. Mỗi tấm mộc bản không những là một trang tài liệu quý giá mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Theo một số tài liệu, những bản khắc mộc bản chủ yếu sử dụng gỗ thịgỗ cây nha đồng để khắc, bởi 2 loại gỗ có màu trắng, thớ gỗ mịn, nhẹ, thường được dùng để khắc dấu không nứt mẻ, không cong vênh. Vì thế trải qua mấy trăm năm mà đến nay mộc bản vẫn có tình trạng vật lý tốt. Ngoài ra gỗ lê, gỗ táo cũng được dùng để khắc mộc bản.

Mộc bản triều Nguyễn

Tài liệu mộc bản có nhiều tác phẩm quý hiếm như: Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ..., ngoài ra còn có các tác phẩm Ngự chế văn, Ngự chế thi do các vị hoàng đế nổi tiếng như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức sáng tác.

Hiện nay trên thế giới rất hiếm có những tài liệu mộc bản khắc in các tác phẩm chính văn chính sử của triều đình như khối tài liệu này. Nó được hình thành trong quá trình hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và những hoạt động của nhiều nhân vật lịch sử tiêu biểu. Ðây là những tài liệu có giá trị, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam thời cận đại.

Mộc bản triều Nguyễn

Mộc bản triều Nguyễn

Mộc bản triều Nguyễn

Ngày 30/7/2009, Mộc bản triều Nguyễn đã là tư liệu đầu tiên của Việt Nam được công nhận là "Di sản tư liệu thế giới" thông qua tại kỳ họp từ ngày 29/7 đến ngày 31/7/2009 tại thành phố Bridgetown (Barbados) của Ủy ban Tư vấn Quốc tế (IAC) thuộc UNESCO. Mộc bản triều Nguyễn đã chính thức được đưa vào chương trình "Ký ức thế giới" (Memory of the World Programme) của UNESCO. Mộc bản triều Nguyễn là loại hình tài liệu đặc biệt quý hiếm của Việt Nam và hiếm có trên thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
UNESCO công bố di sản thế giới mới tại Thổ Nhĩ Kỳ và Colombia

UNESCO công bố di sản thế giới mới tại Thổ Nhĩ Kỳ và Colombia

Ngày 1/7, UNESSCO đã xếp hạng ngôi đền cổ nhất thế giới Gobekli Tepe của Thổ Nhĩ Kỳ và Công viên Quốc gia Chiribiquete của Colombia vào danh sách Di sản Thế giới.

Đăng ngày: 02/07/2018
Đảo Núi lửa Jeju và Hệ thống Ống Dung nham

Đảo Núi lửa Jeju và Hệ thống Ống Dung nham

Đất nước Hàn Quốc xinh đẹp nổi tiếng có hòn đảo núi lửa Jeju – nơi được mệnh danh là đẹp và hấp dẫn du khách nhất trong các đảo du lịch của Hàn Quốc.

Đăng ngày: 04/04/2018
Làng cổ Shirakawa-go và Gokayama

Làng cổ Shirakawa-go và Gokayama

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận – Làng cổ Shirakawa-go và Gokayama là Di sản văn hóa thế giới năm 1995.

Đăng ngày: 27/12/2017
Thành cổ Jerusalem - Jerusalem

Thành cổ Jerusalem - Jerusalem

Năm 1982, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên hợp quốc đã công nhận Thành cổ Jerusalem là Di sản văn hóa thế giới.

Đăng ngày: 07/12/2017
UNESCO đưa thành cổ Hebron ở Bờ Tây vào danh sách di sản thế giới

UNESCO đưa thành cổ Hebron ở Bờ Tây vào danh sách di sản thế giới

Ngày 7/7, Tổ chức Giáo dục, Văn hóa, Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa thành phố cổ Hebron ở khu Bờ Tây vào danh sách di sản thế giới cần được bảo vệ.

Đăng ngày: 08/07/2017
Khám phá Di sản thế giới duy nhất của Qatar

Khám phá Di sản thế giới duy nhất của Qatar

Là tàn tích một thị trấn cảng Vùng Vịnh thế kỷ 18, Di chỉ khảo cổ Al Zubarah là địa danh duy nhất của Qatar được công nhận là Di sản thế giới.

Đăng ngày: 19/06/2017

"Hòn đảo ma" giữa biển khơi Nhật Bản trở thành di sản văn hóa thế giới của UNESCO

Hoang đảo nổi tiếng ghê rợn của Nhật Bản được UNESCO vinh danh làm Di sản Văn hóa thế giới. Để làm được chuyện đó, tất nhiên là cả một sự nỗ lực không ngừng.

Đăng ngày: 02/06/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News