Mời bạn tham gia “tour” ngắm bình minh trên... các hành tinh khác

Bạn có thể rất thích ngắm bình minh trên Trái đất, nhưng bạn đã bao giờ thử tưởng tượng ra rằng khung cảnh đó sẽ như thế nào ở những hành tinh khác trong Hệ Mặt trời của chúng ta chưa?

Ngắm bình minh trên các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Thật khó tưởng tượng ra cuộc sống mà không có Mặt trời (mà có lẽ nếu thế thì cũng không có cuộc sống). Nhưng ngoài Trái đất ra thì ở những hành tinh khác cũng có bình minh, và đó cũng là những khung cảnh không kém phần ấn tượng. Bạn có muốn thử một tour ngắm bình minh trong vũ trụ không? Đây là những hình minh họa kỹ thuật số được tạo ra bởi Ron Miller, người đã dành nhiều thập kỷ để dựa trên các thông tin khoa học mà tạo ra những hình ảnh bên ngoài thế giới của chúng ta.

Sao Thủy

Mời bạn tham gia “tour” ngắm bình minh trên... các hành tinh khác

Sao Thủy chỉ cách Mặt trời có 60 triệu km, tức là bằng 39% khoảng cách từ Mặt trời tới Trái đất. Bởi vậy mà đứng từ sao Thủy thì nhìn Mặt trời cũng lớn gấp 3 lần và sáng gấp 3 lần.

Sao Kim

Mời bạn tham gia “tour” ngắm bình minh trên... các hành tinh khác

Khoảng cách giữa sao Kim và Mặt trời bằng 72% khoảng cách từ Mặt trời đến Trái đất. Nhưng do những đám mây dày đặc bao bọc hành tinh này, nên đứng từ sao Kim thì Mặt trời trông giống như một khoảng màu sáng trên bầu trời mù mịt.

Sao Hỏa

Mời bạn tham gia “tour” ngắm bình minh trên... các hành tinh khác

Sao Hỏa cách khá xa Mặt trời nhưng chính những cơn gió lớn hất bụi lên mới khiến cho bình minh trên sao Hỏa trở nên mờ ảo.

Sao Mộc

Mời bạn tham gia “tour” ngắm bình minh trên... các hành tinh khác

Đây là hình ảnh bình minh nhìn từ Europa, một trong các mặt trăng của sao Mộc. Sao Mộc ở rất xa Mặt trời, nên ánh Mặt trời chỉ tạo thành một vòng màu đỏ.

Sao Thổ

Mời bạn tham gia “tour” ngắm bình minh trên... các hành tinh khác

Sao Thổ xoay quanh Mặt trời ở khoảng cách 1,5 tỷ km, tức là bằng 9,5 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời. Những tia sáng từ Mặt trời bị khúc xạ bởi rất nhiều tinh thể băng và các loại khí, nên nếu đứng từ sao Thổ, bạn sẽ thấy những hình ảnh kỳ diệu, như là “Mặt trời giả”.

Sao Thiên Vương

Mời bạn tham gia “tour” ngắm bình minh trên... các hành tinh khác

Nếu đứng trên Ariel - một trong các mặt trăng của sao Thiên Vương, bạn sẽ được ngắm bình minh lạ lùng và cũng rất đẹp. Ở đây, bạn sẽ không thấy hơi nóng của Mặt trời một chút nào, vì Mặt trời ở cách bạn đến 2,8 tỷ km (bằng 19 lần khoảng cách từ Mặt trời đến Trái đất).

Sao Hải Vương

Mời bạn tham gia “tour” ngắm bình minh trên... các hành tinh khác

Bình minh trên Triton, mặt trăng lớn nhất của sao Hải Vương, cũng rất mờ ảo. Đó là vì nó cách Mặt trời cực xa; không những vậy, những luồng bụi và khí phun lên đã che mờ vầng sáng nhỏ xíu trên bầu trời tối sẫm.

Sao Diêm Vương

Mời bạn tham gia “tour” ngắm bình minh trên... các hành tinh khác

Từ hành tinh xa xôi nhất trong Hệ Mặt trời, thì Mặt trời trông cũng chỉ giống như một chấm sáng nhỏ lấp lánh.

Vậy đấy, dù Mặt trời sáng rực rỡ hay chỉ le lói thì ở nơi đâu cũng có bình minh, dù một ngày nào đó bạn có kém vui, thì hãy nhớ rằng ngày hôm sau Mặt trời cũng vẫn lên và những điều tốt đẹp khác cũng sẽ lại đến nhé!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà thiên văn Trung Quốc công bố phát hiện mới về năng lượng tối

Các nhà thiên văn Trung Quốc công bố phát hiện mới về năng lượng tối

Các nhà khoa học Trung Quốc ngày 20/7 đã thông báo những phát hiện mới dựa trên các quan sát thiên văn, cung cấp bằng chứng mới về sự tồn tại của năng lượng tối.

Đăng ngày: 23/07/2020
Tiểu hành tinh 100km trút mưa thiên thạch khổng lồ xuống Trái Đất

Tiểu hành tinh 100km trút mưa thiên thạch khổng lồ xuống Trái Đất

Trận mưa thiên thạch cách đây 800 triệu năm có tổng khối lượng lớn gấp 30 - 60 lần thiên thạch Chicxulub từng khiến khủng long tuyệt chủng.

Đăng ngày: 23/07/2020
41 năm trước, nhân loại từng bất an về một thảm họa không gian

41 năm trước, nhân loại từng bất an về một thảm họa không gian

Cách đây 41 năm, nỗi lo về vụ tai nạn của trạm vũ trụ Skylab đã đem lại mùa hè bất an cho phần lớn người dân ở bán cầu Nam.

Đăng ngày: 22/07/2020
Phát hiện thiên hà xoắn ốc có

Phát hiện thiên hà xoắn ốc có "cánh tay ma quái"

NASA công bố ảnh chụp cận tuyệt đẹp của thiên hà NGC 4848, cho thấy cấu trúc chi tiết của các nhánh xoắn ốc.

Đăng ngày: 22/07/2020
Sao chổi gây thương nhớ và mưa sao băng thắp sáng bầu trời Việt Nam

Sao chổi gây thương nhớ và mưa sao băng thắp sáng bầu trời Việt Nam

Trong tháng 7 và tháng 8, người yêu thích bầu trời ở Việt Nam sẽ được quan sát cùng lúc trọn bộ 3 sự kiện thiên văn mãn nhãn.

Đăng ngày: 22/07/2020
Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà thiên văn học quan sát được 1 hố đen vừa

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà thiên văn học quan sát được 1 hố đen vừa "chớp mắt"

Quầng hào quang của hố đen này đã lịm tắt trước khi bừng sáng rực rỡ trở lại chỉ trong vỏn vẹn 40 ngày, 1 điều mà giới khoa học chưa từng quan sát được trước đây.

Đăng ngày: 22/07/2020
Thiên thạch đang bay gần Trái đất với tốc độ 48.000km/h

Thiên thạch đang bay gần Trái đất với tốc độ 48.000km/h

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) cảnh báo một tiểu hành tinh khổng lồ, di chuyển gần Trái đất với tốc độ 48.000km/h vào ngày 24/7.

Đăng ngày: 21/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News