Mối họa từ kho chất thải hạt nhân Mỹ bỏ lại dưới băng Bắc Cực
Cuối thế kỷ này, băng trên đảo Greenland sẽ tan chảy, để lộ số chất thải hạt nhân độc hại từ khu căn cứ quân sự bí mật của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Theo International Business Times, Mỹ xây dựng khu căn cứ quân sự bí mật Camp Century (Trại Thế kỷ) trên đảo Greenland vào năm 1959. Đây là nơi thực hiện nhiều thí nghiệm trong thời kỳ Chiến tranh lạnh bao gồm dự án Iceworm (Sâu băng) nhằm lắp đặt và lưu trữ tên lửa hạt nhân tầm trung bên dưới lớp băng Bắc Cực.
Năm 1967, Mỹ phát hiện điều kiện môi trường tại Camp Century không ổn định nên họ chấm dứt dự án và rời bỏ khu căn cứ. Các nhà nghiên cứu lúc đó tin rằng, mọi chất thải độc hại sẽ an toàn do chúng nằm dưới lớp băng dày và tuyết rơi không ngừng.
Mỹ xây dựng khu căn cứ quân sự bí mật Camp Century năm 1959. (Ảnh: Quân đội Mỹ).
Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters hôm 4/8, các nhà khoa học tại Đại học York, Canada, đánh giá lượng chất thải nguy hại còn sót lại ở khu căn cứ Camp Century, đồng thời sử dụng mô hình biến đổi khí hậu để xác định nguy cơ của chúng trong tương lai.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, lớp băng bao phủ Camp Century ở Bắc Cực có thể bắt đầu tan chảy vào cuối thế kỷ này. Khi đó, cơ sở hạ tầng của khu căn cứ dần lộ ra, các chất thải độc hại (sinh học, hóa học, chất phóng xạ...) sẽ xâm nhập vào đại dương, ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển.
Lượng chất thải của Camp Century bao phủ diện tích 55 ha (0,55km2), bao gồm 200.000 lít dầu diesel, một lượng lớn nước làm mát chứa nhiễm phóng xạ nồng độ thấp từ máy phát điện hạt nhân và polychlorinated biphenyls (PCBs), chất gây ô nhiễm độc hại cho con người.
"Khi lớp băng dày phủ trên khu căn cứ Camp Century bắt đầu tan, việc rò rỉ hóa chất và phóng xạ hạt nhân chỉ còn là vấn đề thời gian, không có cách nào để đảo ngược", William Colgan, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng
Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.
