Mỗi lần chó hoang Châu Phi muốn bỏ phiếu đi săn mồi, chúng sẽ hắt xì hơi?

Giống con người, một chú chó hoang dã cũng biết hắt hơi. Đôi khi chúng hắt hơi vì phản ứng tự nhiên của cơ thể, nhưng một nghiên cứu mới đây phát hiện rằng hành vi này còn là nghi thức đưa ra quyết định cuối cùng trước cuộc săn mồi bầy đàn. Quả nhiên sự dân chủ tồn tại khắp mọi nơi.

Theo tạp chí khoa học Proceedings of the Royal Society B chuyên mục khoa học – sinh học, những chú chó hoang sống ở quốc gia Namibia, Nam Phi chỉ bắt đầu cuộc săn mồi sau khi nghe đủ tiếng hắt hơi của đồng bọn như một sự biểu quyết tập thể. Cô Reena Walker, sinh viên đại học Brown và là kỹ sư nghiên cứu tại Hiệp hội Bảo tồn Động vật săn mồi Botswana, cho biết: hắt hơi là một hình thức giao tiếp để đưa ra quyết định trong những lần đi săn.

Mỗi lần chó hoang Châu Phi muốn bỏ phiếu đi săn mồi, chúng sẽ hắt xì hơi?
Những chú chó hoang ở khu bảo tồn Selinda Botswana, tạo ra một loạt tiếng hắt hơi thay cho câu trả lời "Có" khi quyết định săn mồi.

Ban đầu, Walker cùng những đồng nghiệp đến đây để tìm hiểu về tập tính đánh dấu lãnh thổ của bầy chó hoang. Nhưng sau đó họ lại tò mò về một thói quen khác thường của chúng. Walker nói "Chúng tôi đều thắc mắc tại sao những chú chó này lại hắt hơi nhiều đến vậy?".

Khi quan sát 5 đàn chó hoang, họ đã chứng kiến khá nhiều lần chúng thoăn thoắt truy đuổi và tóm gọn con mồi thành công. Nhưng cũng có vài pha săn mồi thất bại. Dù kết quả như thế nào, cả đàn đều quay về địa bàn và ngủ nằm chồng lên người nhau.

Mỗi lần chó hoang Châu Phi muốn bỏ phiếu đi săn mồi, chúng sẽ hắt xì hơi?
Dưới ánh nắng gay gắt của Nam Phi, bầy chó thường chọn những nơi có bóng râm để nghỉ ngơi.

Nhóm nghiên cứu nhận ra một quy tắc chung của tập thể: càng nhiều tiếng hắt hơi có nghĩa là sẽ cần nhiều cá thể hơn để có thể tiến hành săn mồi. Nếu những con mạnh nhất chỉ huy cuộc săn, sẽ cần 3 tiếng hắt hơi ra hiệu cho cả bầy chó truy đuổi con mồi, đối tượng của chúng thường là linh dương. Còn nếu những con ít mạnh hơn khởi đầu chuyến săn, sẽ cần 10 tiếng hắt hơi để cả bầy có thể chắc chắn thu về được chiến lợi phẩm.

Các nhà nghiên cứu không thể chắc chắn số liệu trên có luôn đúng trong mọi trường hợp. Nhưng Walker đã chứng minh chúng phân loại các kiểu hắt hơi khác nhau cho những đối tượng khác nhau - một loại dành cho những con chó đầu đàn và một loại cho những con còn lại. Điều này có nghĩa là những cái hắt hơi sẽ tượng trưng cho số lượng biểu quyết của tập thể.

Nhóm nghiên cứu cũng có phát hiện mới về những thủ lĩnh của đàn chó hoang. Chúng là những thành viên duy nhất trong tập thể có thể bảo vệ con của mình sống sót đến tuổi trưởng thành. Những con chó hoang khác có nhiệm vụ nuôi và chăm sóc con dùm chúng.

Do đó có thể đi đến kết luận rằng loài động vật này không xây dựng tập thể theo phong cách độc tài như chế độ chuyên chính ở xã hội loài người. Walker cho biết: "Chúng thật sự áp dụng nguyên tắc dân chủ vào các sinh hoạt hằng ngày và quyết định tập thể".

Mỗi lần chó hoang Châu Phi muốn bỏ phiếu đi săn mồi, chúng sẽ hắt xì hơi?
Tập tính hắt hơi của chó hoang Châu Phi đã tiết lộ chúng không sống độc tài như nhiều người nghĩ.

Walker hy vọng công trình nghiên cứu của họ sẽ là một thông điệp cảnh báo đến mọi người về nguy cơ tuyệt chủng của loài thú hoang dã này. Chỉ còn khoảng 6600 chú chó hoang trên châu lục và con số này còn đang giảm dần do môi trường sống bị chia cắt hoặc bệnh dại.

Loài chó hoang Châu Phi sống đề cao tinh thần tập thể và xem trọng huyết thống gia đình. Walker hy vọng sẽ có nhiều người biết đến điều tuyệt vời này hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thực về quan niệm thỏ thích ăn cà rốt

Sự thực về quan niệm thỏ thích ăn cà rốt

Dù nhiều người nghĩ rằng thỏ thích ăn cà rốt nhưng thực tế cà rốt không phải là thức ăn lý tưởng cho loài động vật này, theo How Stuff Works. Ch

Đăng ngày: 12/09/2017
Cu li là sinh vật có thật, nhưng con người đang khiến chúng phải khổ sở

Cu li là sinh vật có thật, nhưng con người đang khiến chúng phải khổ sở

Cu li có thật, và là một sinh vật cực kỳ dễ thương. Chỉ có điều, vì muốn nuôi chúng mà con người đã khiến cu li phải khổ sở.

Đăng ngày: 10/09/2017
Đàn hải cẩu lao xuống vách đá vì sợ người

Đàn hải cẩu lao xuống vách đá vì sợ người

Tổ chức St. Mary's Seal Watch (SMSW) cho biết sự xuất hiện ồn ào của khách tham quan ở khoảng cách gần có thể khiến bầy hải cẩu sợ hãi.

Đăng ngày: 08/09/2017
Thực hư chuyện loài rắn thường bị mù mắt vào mùa hè

Thực hư chuyện loài rắn thường bị mù mắt vào mùa hè

Từ xa xưa, nhiều người đã tin rằng loài rắn sẽ thường bị mù mắt khi mùa hè tới với dấu hiệu đôi mắt của rắn thường có màu trắng đục xanh xám.

Đăng ngày: 08/09/2017
Voi sát nhân kẹt dưới hố bùn sau khi trốn khỏi xe tải

Voi sát nhân kẹt dưới hố bùn sau khi trốn khỏi xe tải

Con voi tên Mullackal Balakrishnan là vật nuôi ở đền thờ Alappuzha Mullackal Rajarajeswari do hội đồng Travancore Devaswom ở Ấn Độ quản lý.

Đăng ngày: 08/09/2017
Ngoài loài gián ra, sinh vật nào có thể mất đầu mà vẫn sống sót?

Ngoài loài gián ra, sinh vật nào có thể mất đầu mà vẫn sống sót?

Theo giáo sư động vật học người Mỹ Herman T.Spieth, người từng làm việc tại trường Đại học California (Mỹ), thì ruồi giấm cái là một trong những sinh vật

Đăng ngày: 08/09/2017
Khứu giác giúp chim định hướng khi bay trên biển

Khứu giác giúp chim định hướng khi bay trên biển

Theo ý kiến ​​của họ, mất khứu giác không thể làm gián đoạn khả năng định hướng khi bay của chim, nhưng mất khứu giác ảnh hưởng đến chim theo một cách khác.

Đăng ngày: 07/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News