Mối liên hệ chặt chẽ giữa chỉ số EQ và IQ

Một cuộc nghiên cứu mới chỉ ra rằng trí tuệ cảm xúc và trí thông minh có thể có mối liên hệ mật thiết với nhau hơn là người ta nghĩ trước đây.

Theo kết quả kiểm tra chỉ số IQ (chỉ số thông minh) và EQ (chỉ số cảm xúc - khả năng nhận thức, hiểu và điều tiết cảm xúc của chính mình hoặc của người khác) của một nhóm cựu chiến binh Việt Nam, hai chỉ số này có mối liên hệ với nhau. Kết quả quét não cũng cho thấy các vùng não bộ giống nhau dường như thực hiện cả hai chức năng cảm xúc và nhận thức. Các phát hiện mới đã được công bố trên tạp chí Social Cognitive & Affective Neuroscience.

“Trong một mức độ nào đấy, trí óc phụ thuộc vào những khả năng nhận thức cơ bản, như sự tập trung, nhận thức, trí nhớ và ngôn ngữ”, nhà nghiên cứu Aron Barbey đến từ trường Đại học Illinois cho biết: “Nhưng nó cũng phụ thuộc vào sự tương tác với người khác. Về cơ bản, con người là động vật xã hội, sự hiểu biết của chúng ta không chỉ liên quan đến những khả năng nhận thức cơ bản mà còn có liên quan đến việc vận dụng hiệu quả những khả năng này vào trong các tình huống để có thể điều chỉnh đời sống xã hội và hiểu biết về người khác”.

Trước đây, các nhà khoa học tin rằng trí tuệ cảm xúc và trí thông minh có sự khác biệt rõ ràng.

Thế nhưng Barbey và các đồng nghiệp của ông đặt ra câu hỏi rằng liệu trí tuệ cảm xúc và chỉ số thông minh có sự ràng buộc với nhau? Để trả lời câu hỏi này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng kết quả kiểm tra chỉ số cảm xúc và chỉ số thông minh của 152 cựu chiến binh Việt Nam. Nhóm nhận thấy rằng chỉ số IQ tăng lên tương ứng với chỉ số cảm xúc.

Tiếp đó, các nhà nghiên cứu tiến hành chụp quét não các cựu chiến binh. Những người này đã từng bị tổn thương ở những vùng não bộ khác nhau, do đó các nhà nghiên cứu đã vẽ ra một bản đồ não bộ và chia nhỏ thành các vùng khác nhau. Sau đó họ đem so sánh kết quả kiểm tra chỉ số EQ và IQ giữa những người bị thương và không bị thương đối với từng phân vùng của não bộ.

Những người bị thương ở thùy trước và thùy đỉnh của não có sự khiếm khuyết ở cả trí tuệ cảm xúc và trí thông minh. Thùy trước đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển hành vi, việc lập kế hoạch và trí nhớ, trong khi thùy đỉnh có vai trò trong vấn đề nhận thức ngôn ngữ.

Như vậy cuộc nghiên cứu cho thấy trí thông minh và sự hiểu biết xã hội có sự ràng buộc đối với nhau.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những món ăn

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm

Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 20/02/2025
Huyền thoại về

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử

Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Đăng ngày: 20/02/2025
Vàng được hình thành như thế nào?

Vàng được hình thành như thế nào?

Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.

Đăng ngày: 20/02/2025
Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ,

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới

Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Đăng ngày: 19/02/2025
Xem thông điệp ám ảnh về sự vô tâm của con người

Xem thông điệp ám ảnh về sự vô tâm của con người

Dưới đây là những tấm poster gây nhiều ám ảnh, đem đến cho chúng ta những bức tranh sống động về mảng tối của cuộc sống ngày nay…

Đăng ngày: 19/02/2025
Tại sao mọi loài linh trưởng không tiến hóa thành người?

Tại sao mọi loài linh trưởng không tiến hóa thành người?

Trước giả thuyết được đông đảo công nhận hiện nay rằng, loài người có nguồn gốc tiến hóa từ vượn cổ.

Đăng ngày: 18/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News