Mối liên hệ "hại não" giữa con số phát tài và Thần Chết
Dựa trên những nghiên cứu thống kê, các nhà khoa học lần ra mối liên hệ giữa Thần Chết và con số 8…
“Sinh, lão, bệnh, tử” - đó là một quy luật mà tất cả mỗi người phải trải qua. Hẳn ai cũng biết khi về già, nguy cơ đối diện với cái chết của con người ngày càng tăng lên.
Thế nhưng khi các nhà khoa học tập hợp số liệu thống kê về tỉ lệ tử vong ở từng độ tuổi, họ đã phát hiện ra một mối liên hệ kì lạ giữa cái chết và con số 8.
Từ khi ra đời cho đến tuổi trưởng thành, khả năng tử vong của con người ngày một giảm dần bởi khi lớn lên, sức đề kháng của chúng ta với bệnh tật ngày càng được hoàn thiện. Nhưng từ đỉnh dốc của tuổi 25 cho đến khi qua đời, tỉ lệ tử vong dần dần tăng lên theo một nhịp độ đều đặn.
Khi còn trẻ, không mấy ai phải lo lắng về bệnh tật hay cái chết
Nhà khoa học Robert Krulwich đưa ra ví dụ như sau. Với những người ở độ tuổi 25, khả năng người đó qua đời trong năm sắp tới vì những lí do tự nhiên (tức không kể tai nạn hay chiến tranh) là 1:3000. Tức là trong 3000 người ở độ tuổi 25 hôm nay, 2999 người sẽ “sống sót” qua tuổi 26.
Theo số liệu của các nhà khoa học, đến năm 33 tuổi (tức 8 năm sau mốc đầu tiên), tỉ lệ tử vong là 1:1500, tức là tăng lên gấp đôi. Cứ 1500 người 33 tuổi thì sẽ có 1 người qua đời trước khi bước vào lần sinh nhật kế tiếp.
Tuổi càng cao, Thần Chết càng “lại gần”
Đến 8 năm tiếp theo, những người ở độ tuổi 41 phải đối mặt với tỉ lệ chết là 1:750. Đến đây, ta có thể rút ra một quy luật là từ sau độ tuổi sung mãn nhất của đời người, khả năng Thần Chết gõ cửa đều đặn nhân đôi cứ sau mỗi 8 năm.
Bạn có thể tính ra là với những người bước sang tuổi 49, 1 trong số 350 những người bạn bằng tuổi của họ sẽ ra đi trong năm kế tiếp. Cần lưu ý là những con số ở đây là giá trị trung bình tính trên cả một cộng đồng lớn.
Tỉ lệ tử vong tăng dần một cách từ từ theo quy luật nhất định
Sự lặp lại đều đặn này đặt ra những câu hỏi lớn đối với các nhà khoa học. Tại sao con số 8 lại bắt tay với Thần Chết mà không phải một con số khác?
Tại sao những tỉ lệ tử vong tăng lên rất đều đặn chứ không biến đổi thất thường hoặc ngẫu nhiên?
Đồ thị biểu diễn định luật của Gompertz-Makeham
Ngay từ thế kỉ XIX, nhà thống kê học người Anh Benjamin Gompertz đã phát hiện ra mối liên hệ này. Tên của ông được đặt cho định luật Gompertz-Makeham, cho thấy khả năng tử vong của con người nhân đôi đều đặn sau mỗi 8 năm.
Brian Skinner, một nhà khoa học trẻ người Mỹ tin rằng định luật Gompertz-Makeham có mối liên hệ chặt chẽ với sự suy giảm của hệ miễn dịch ở người. Khi miễn dịch ngày càng yếu dần theo độ tuổi, nguy cơ mắc bệnh và tử vong của con người cũng theo đó mà từ từ tăng lên.
Thậm chí, nghiên cứu trên các loài động vật trong tự nhiên cũng cho thấy điều tương tự: Tỉ lệ tử vong của hầu hết các loài tăng gấp đôi sau một số X năm cố định.
Nhưng các nhà khoa học vẫn chưa trả lời được tại sao số 8, chứ không phải bất cứ một số nào khác lại được tự nhiên gắn với vận mệnh của con người như vậy.

Truyền thuyết và ý nghĩa của hoa Tulip
Hoa Tulip tượng trưng cho sự nổi tiếng, giàu có và tình yêu hoàn hảo. Có lẽ vì nó nở vào mùa xuân, khi bóng tối của những ngày đông đã bị xóa nhòa, Tulip còn trở thành biểu tượng cho cuộc sống vĩnh hằng.

Những cấm kị nên biết khi tặng tiền lì xì
Lì xì là một tục lệ đẹp trong dịp Tết Nguyên đán ở nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, không ít người chú ý đến những việc nên và không nên khi tặng bao lì xì.

12 mưu kế nổi tiếng nhất thời đại Gia Cát Lượng vẫn còn giá trị đến ngày nay (Phần 3)
Sau đây là những mưu kế nổi bật nhất được đời đời truyền tụng, như những giai thoại có một không hai trong sử sách.

Bộ lạc cho phụ nữ "quan hệ" thoải mái trước khi lấy chồng
Trong nhiều thế kỷ qua, bộ lạc du mục Tuareg đã đi khắp sa mạc Sahara, sống rải rác từ Libya cho đến Algeria, Niger và Mali của châu Phi, theo trang Every Culture.

Bộ tộc sống giữa rừng sâu nhưng biết hết mọi việc diễn ra khắp thế giới
Mặc dù sống giữa núi thẳm rừng sâu, nhưng tộc người đặc biệt này khiến thế giới phải kinh ngạc khi họ có thể biết được mọi chuyện đã và đang diễn ra trên khắp Trái đất.

Thủ phạm gây ra ảo ảnh trên sa mạc
Hiện tượng phản xạ toàn phần là nguyên nhân gây ra ảo ảnh nhìn thấy nước ở sa mạc hoặc trên mặt đường vào ngày nắng nóng.
