Mối nguy hiểm đến từ việc cá bị câu rồi được thả ra

Theo một nghiên cứu mới, câu cá có thể là một hành động tàn nhẫn ngay cả khi cá bị câu lên rồi được thả trở lại vào trong nước, bởi vì chúng không còn khả năng săn mồi như trước.

Chính sách “Bắt-và-thả” đã trở thành quy chuẩn trên nhiều con sông và hồ ở Anh trong những năm gần đây, nó được coi là giải pháp có tính nhân văn hơn và là yếu tố quan trọng để bảo tồn các loài cá.

Nhưng các nhà khoa học giờ đây tin rằng, việc câu các loài cá như cá hồi sẽ làm chúng bị thương ở miệng và làm cho khả năng săn bắt mồi của chúng kém hơn.

Trong những nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này, các nhà nghiên cứu theo dõi 20 cá rô bị bắt từ tự nhiên ở Canada.

Một nửa đã bị câu lên và một nửa bị bắt bằng lưới.


Những con cá bị câu lên rõ ràng là có khả năng săn bắt mồi kém hơn nhiều.

Khi chúng được quan sát bằng máy ảnh tốc độ cao trong môi trường được kiểm soát, những con cá bị câu lên rõ ràng là có khả năng săn bắt mồi kém hơn nhiều.

Các nhà khoa học tại Đại học California Riverside tin rằng điều này là do vết thương gây ra bởi móc làm gián đoạn hệ thống hút trong khoang miệng của cá. Hệ thống này vốn hoạt động tương tự như cách con người hút chất lỏng qua ống hút.

Giáo sư Tim Higham, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết: “Như chúng tôi đã dự đoán, vết thương ở miệng cá đã làm giảm tốc độ mà chúng có thể hút con mồi vào miệng".

“Mặc dù đây là trường hợp chúng tôi đã sử dụng móc không ngạnh, ít gây tổn hại hơn móc gai".

“Mặc dù chúng tôi vẫn chưa biết sự giảm hiệu suất săn mồi này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thể xác và khả năng sống sót trong tự nhiên của các loài cá, nhưng chúng tôi có thể khẳng định rằng các vết thương trong miệng do cá bị câu ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng bắt mồi của chúng”.

“Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng việc cá bị câu lên và thả ra không đơn giản chỉ như là tháo cái móc trong miệng nó ra và tất cả đều ổn, mà đúng hơn là một quá trình phức tạp cần được nghiên cứu chi tiết hơn".

Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Angling Trust cho biết: “Báo cáo nêu rõ rằng cần nghiên cứu sâu hơn để đánh giá liệu việc câu cá lên rồi lại thả chúng ra có gây ảnh hưởng gì đến cả quần thể cá hay không".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới

Một số vụ chó pitbull cắn chết người trong thời gian gần đây đã khiến dư luận vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên, đây không phải giống chó duy nhất nguy hiểm trên thế giới.

Đăng ngày: 28/06/2025
Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?

Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Đăng ngày: 28/06/2025
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 28/06/2025
Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm

Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm "chuyện ấy"

Theo một nghiên cứu mới đây thì hóa ra mỗi khi đến thời điểm làm "chuyện ấy", chúng thực sự đã khiến toàn bộ Trái đất rung chuyển.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 25/06/2025
Cách phân biệt rắn cạp nong và rắn cạp nia

Cách phân biệt rắn cạp nong và rắn cạp nia

Ở Việt Nam có rất nhiều rắn độc và cực độc, điển hình là hai "anh em" rắn cạp nong - cạp nia.

Đăng ngày: 25/06/2025
Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 22/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News