Mối nguy hiểm khi dùng nước rửa tay khô thường xuyên

Nhiều người có thói quen sử dụng nước rửa tay khô thường xuyên mà không biết đến tác hại tiềm ẩn của chúng.

Germophobia chỉ hội chứng sợ vi khuẩn, một trong những biểu hiện của chứng này là thường xuyên phải sử dụng nước rửa tay khô. Tuy nhiên, trước khi dùng sản phẩm này, bạn cần chú ý điều sau đây.

Không gì thay thế được cách rửa tay truyền thống

Trước khi có nước rửa tay khô, rửa tay thông thường với nước và xà phòng là cách phòng bệnh phổ biến nhất, ngăn các ngừa bệnh do vi khuẩn.

Bác sĩ phẫu thuật có phòng tẩy rửa để vệ sinh tay cẩn thận, tỉ mỉ trước khi bắt đầu ca mổ. Vài giọt nước rửa khô sẽ không thể làm được điều này. Rửa tay theo cách thông thường vẫn là phương án tốt nhất.

Đừng quên kiểm tra hàm lượng cồn

Nhãn của những sản phẩm luôn ghi chú tác dụng diệt khuẩn. Tuy nhiên, nó sẽ không có tác dụng trừ khi hàm lượng cồn đạt từ 60% trở lên. Sự thật là đa số nước rửa tay không đáp ứng tiêu chuẩn này, nhất là những loại có hương thơm dễ chịu.


Dùng nước rửa tay khô thường xuyên có thể dẫn tới mắc hội chứng sợ vi khuẩn.

Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ

Theo nghiên cứu của Đại Học Northwestern (Mỹ), hệ miễn dịch của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi chất diệt khuẩn nếu dùng thường xuyên. Nó còn có thể gây rối loạn hormone. Việc sống trong điều kiện quá sạch sẽ khiến hệ miễn dịch tự nhiên bị suy yếu, cơ chế phòng vệ mất dần.

Tránh để chạm vào vết thương hở

Nếu bạn có vết thương hở, chú ý không sử dụng nước rửa tay khô, các loại kem kháng sinh vào vị trí đó. Đây là tác nhân dẫn tới dị ứng da. Thay vào đó, bạn nên dùng mỡ vaseline giúp vết thương liền nhanh.

Suy yếu hàng rào bảo vệ da

Những chất tẩy rửa có cồn dễ làm da bị dị ứng. Cồn bào mòn hàng rào chứa protein và lipid trên da, dẫn đến tình trạng khô, kích ứng. Vì thế, bạn nên dưỡng ẩm cho da thay vì sử dụng nước rửa tay thường xuyên.

Nước rửa tay khô không thể làm sạch tay sau khi ăn

Nhiều người sử dụng nước rửa tay mọi lúc mọi nơi, cho rằng nó có thể rửa sạch mọi thứ, tuy nhiên điều này là sai lầm.

Chất này không thể loại bỏ hoàn toàn mỡ và đường trên tay nếu bạn cầm vào đồ ăn. Điều đơn giản nhất bạn có thể làm là rửa tay với nước và xà phòng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News