Mối nguy hiểm khi muỗi ngày nay mang hạt nhựa trong cơ thể
Theo tạp chí Biology Letters, khi theo dõi đường đi các hạt nhựa phát sáng trong hệ sinh thái, các nhà khoa học Anh đã kết luận rằng chính muỗi là loài làm lây lan các hạt nhựa nhỏ li ti từ các ao hồ đến các hệ sinh thái khác khi tích tụ vào cơ thể ở giai đoạn ấu trùng.
Về sau, các hạt nhựa này được tìm thấy trong cơ thể các loài chim cũng như các loài động vật khác ăn côn trùng và hạt nhựa có thể là mối nguy hiểm lớn đối với chúng.
Ấu trùng muỗi Culex - Ảnh: James Gathany/CDC.
Ấu trùng muỗi sống trong các ao hồ và ăn những hạt thức ăn nhỏ li ti luôn có sẵn trong nước. Đồng thời, chúng không chọn lọc thức ăn: để nuôi sống bản thân, chúng chỉ đơn giản là trườn trên mặt nước, qua đó tạo ra một dòng nước mang các hạt thức ăn trực tiếp vào miệng, mà không cần lọc. Cùng với các mẩu thức ăn, các hạt nhựa nhỏ nhất cũng đi vào cơ thể ấu trùng. Các nhà khoa học đã theo dõi đường đi của những hạt này trong cơ thể của ấu trùng và sau đó là ở con muỗi đã trưởng thành.
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm bằng cách bổ sung các hạt nhựa phát sáng vàng và màu xanh (kích thước khoảng một vài micromet) vào các thùng chứa nước có thả ấu trùng muỗi. Khi ấu trùng phát triển, các nhà khoa học đã phát hiện ra sự tích tụ nhựa phát sáng trong các mao mạch Malpighia của côn trùng, một cơ quan tương tự như thận ở người.
Như vậy, các hạt nhựa nhỏ nhất không được thải ra khỏi cơ thể của ấu trùng và vẫn lưu lại trong cơ thể của côn trùng, ngay cả khi ấu trùng trở thành muỗi. Muỗi trưởng thành mang các hạt tích tụ vào môi trường sống mới và trở thành thức ăn cho các loài côn trùng lớn hơn, chim muông... Theo các nhà khoa học, điều này có thể gây nguy hiểm cho nhiều loài côn trùng trên cạn và dưới nước.

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Bọ ngựa
Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...
