Mối nguy từ chuột máy tính

Làm việc hàng ngày với máy tính, chúng ta thường chỉ chú ý đến an toàn cho đôi mắt và bảo vệ khỏi những bức xạ điện từ. Nhưng còn một mối nguy hiểm khác mà nhiều người không chú ý đến, thậm chí còn nghi ngờ, đó chính là mối nguy từ chuột máy tính.

Tác hại khôn lường của việc sử dụng chuột máy tính trong thời gian dài


Chuột máy tính có thể tiềm tàng nhiều hiểm họa về sức khỏe. (Ảnh: Internet).

Nhiều người đến bác sĩ với sự sợ hãi khi thấy ngón út và ngón đeo nhẫn tê dại đi vì cho rằng đó là một trong những dấu hiệu nói lên hiện tượng tuần hoàn não có vấn đề.

Những sợi thần kinh ở cổ tay và bàn tay chúng ta vận hành theo những kênh xác định hình thành xương, dây chằng và cơ bắp. Khi làm việc lâu trên bàn phím và đặc bịêt với chuột máy tính, dây thần kinh nối với xương bị ép vào nhau. Nếu điều đó tiếp diễn trong một thời gian đủ lớn, sẽ xảy ra hiện tượng tê cứng, đau buốt rồi ít lâu sau sẽ hoàn toàn mất cảm giác tại các ngón tay.

Сó hai cách để chữa hội chứng nơi cổ tay này

Cách thứ nhất là dùng thuốc - bằng cách tiêm loại thuốc chứa glucocarticoid vào các kênh và các mô bao quanh dây thần kinh để phục hồi khả năng truyền dẫn của dây thần kinh.

Cách thứ hai là giải phẫu. Các bác sĩ sẽ cắt đi các mô ép vào dây thần kinh. Biện pháp này phức tạp, tốn thời gian hơn nhng có vẻ cơ bản hơn.

Nhưng tất nhiên không gì bằng phòng ngừa các bệnh tật có thể xảy ra. Cách phòng bệnh tốt nhất là đến ngay bác sĩ tại thời điểm cảm thấy sự khác lạ nơi những ngón tay.

Cách tránh đau tay khi sử dụng chuột

Lưu ý khi chọn mua chuột

Đây là một trong những yếu tố quan trọng để “giảm tải” cho cổ tay của người dùng. Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại chuột máy tính cùng những kích thước và kiểu dáng khác nhau. Do vậy, khi mua con chuột bạn hãy thử cầm chuột và di chuyển nó để kiểm tra xem mình có cầm vừa vặn hay không. Tất nhiên, một con chuột đáng mua phải giúp tay bạn di chuyển trơn tru, các nút bấm nhẹ và nhạy và có con lăn để thuận tiện cho các thao tác cuộn.

Chọn điểm đặt chuột phù hợp

Muốn đặt con chuột ở vị trí thích hợp nhất thì người dùng phải ngồi thật thoải mái và để cánh tay của mình thật thư giãn. Hãy đặt khuỷu tay của mình lên cạnh bàn phím, khi đó điểm chạm của cổ tay lên trên chỗ nằm cạnh bàn phím là chỗ đặt con chuột tốt nhất.

Một điều nữa cần lưu ý đó là nơi đặt bàn phím và nơi đặt con chuột phải ở cùng một mặt phẳng, không nên đặt nó ở hai vị trí có cao độ khác nhau. Thường thì vị trí đặt con chuột phải nằm cách bàn phím từ khoảng 3-5 cm và nằm chếch về phía trên của các phím số.

Không nhấc chuột khi sử dụng máy tính

Nhiều người khi sử dụng chuột thì thường hay có thói quen là cầm chuột lên, sau đó thả nó xuống chỗ khác để di chuyển con trỏ chuột. Điều này vừa mất thời gian lại vừa khiến tay phải chịu sức nặng khi phải nâng chuột nhiều lần. Để khắc phục thói quen này bạn chỉ cần cầm và giữ chắc con chuột sau đó nhẹ nhàng di chuyển nó trên tấm lót (Mouse Pad) để có thể thay đổi được vị trí của con trỏ chuột.

Không dùng cổ tay để làm điểm tựa cho chuột

Một lưu ý nhỏ nữa là bạn không nên để cổ tay của mình di chuyển theo con chuột. Bạn chỉ cần dùng cổ tay của mình để làm điểm tựa giống như điểm tựa của cái compa, sau đó di chuyển con chuột theo chiều ngang, dọc để điều khiển con trỏ trên màn hình.

Tránh để cổ tay bị đè nén lâu

Sau một thời gian sử dụng chuột chắc hẳn nhiều người sẽ nhận thấy vị trí điểm tựa của cổ tay sẽ có một vệt màu đỏ do máu tích tụ tại đó. Để tránh điều này bạn cần thường xuyên thư giản cho cổ tay để tránh bị tích tụ máu lâu ngày có thể gây biến chứng không tốt.

Không di chuyển cánh tay nhiều

Khi dùng chuột với các thao tác “kéo và thả”, bạn đọc chú ý là không nên di chuyển cánh tay nhiều. Bởi vì khi di chuyển cánh tay bạn sẽ làm cho điểm tựa của cổ tay tiếp xúc với bàn máy tính nhiều hơn và nó có thể làm bạn mau mỏi và đau tay hơn.

Nên thường xuyên thay đổi tay cầm chuột

Không phải bao giờ con chuột cũng được đặt bên tay phải của người sử dụng. Do đó, đôi khi người dùng cũng nên thay đổi nó sang tay trái để giảm tải cho cánh tay phải của mình.

Nên trang bị miếng lót chuột

Do nhiều người thường dùng cổ tay để làm điểm tựa, nên về lâu dài thì có thể khiến cho cổ tay của bạn bị chai hay là đau nhức. Vì thế bạn nên thay một miếng lót chuột cứng bằng một miếng lót mềm để làm cho cổ tay mình êm ái hơn khi làm việc lâu dài.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News