Món rau của các samurai chứa bí mật trường sinh

Các nhà khoa học Áo đã phân tích loại "lá ngày mai" mà tương truyền các samurai Nhật Bản ăn mỗi khi bị thương và phát hiện một hợp chất "trường sinh bất lão" đáng ngạc nhiên.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Graz (Áo) đã phát hiện một hợp chất có tên 4,4’-dimethoxychalcone (DMC), một "thần dược" trường sinh bất lão, trong lá của cây angelica keiskei koidzumi, mà người Nhật thường gọi là "ashitaba", tức "lá ngày mai".

Đúng như tên gọi mà người ta đặt cho nó, DMC trong "lá ngày mai" ashitaba đã vượt qua thử nghiệm bảo vệ các tế bào của nấm men, giun và ruồi giấm khỏi sự lão hóa. Thần kỳ hơn, việc bổ sung DMC lâu dài giúp kéo dài tuổi thọ trung bình của cả ruồi và giun lên đến 20%.

Món rau của các samurai chứa bí mật trường sinh
"Lá ngày mai" ashitaba chứa hợp chất "trường sinh bất lão" DMC - (ảnh minh họa từ internet).

Nhóm nghiên cứu tiếp tục thử nghiệm hợp chất này trên chuột và phát hiện chúng có thể giúp trái tim các con chuột tự làm sạch tế bào hư hỏng và tái tạo tế bào mới.

Theo giáo sư Frank Madeo, người đứng đầu nghiên cứu, quá trình làm sạch đó chính là chìa khóa để duy trì sức khỏe tốt khi tuổi dần cao, từ đó giúp kéo dài sự sống, đánh bật các dấu hiệu tuổi già. Khi các tế bào không thể loại bỏ kịp thời và hiệu quả các phần bị hư hỏng, chúng có thể tích tụ và dẫn đến nhiều bệnh, bao gồm ung thư.

Họ còn phát hiện DMC phát huy khả năng bảo vệ cơ thể khỏi một loại tổn thương gan do nhiễm độc rượu.

Thử nghiệm được tiếp nối với các tế bào của người và cũng phát huy tính năng giúp làm chậm quá trình lão hóa.

Món rau của các samurai chứa bí mật trường sinh
Ashitaba là một loài thực vật đặc hữu của khu vực các bán đảo Bōsō, Miura, Izu.

Theo giáo sư Madeo, họ sẽ tiếp tục mở rộng các thử nghiệm trên chuột và sau đó là thử nghiệm lâm sàng trên người, cũng như chỉ ra được cách thức hữu hiệu nhất để tiếp cận và hưởng lợi từ các hợp chất tốt trong cây ashitaba.

Ashitaba là một loài thực vật có hoa thuộc họ cà rốt, là loài đặc hữu của khu vực các bán đảo Bōsō, Miura, Izu và quần đảo Izu, thuộc Nhật Bản. Từ lâu, nhiều người dân đã tin rằng đây là loài cây tốt cho sức khỏe nhiều mặt, thông qua khả năng giúp cơ thể mau phục hồi chấn thương mà các samurai đã ứng dụng. Vì vậy, người ta đang cố gắng đem trồng loài cây này ở nhiều vùng khác ngoài khu vực sinh trưởng tự nhiên của chúng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài ong lớn nhất thế giới lộ diện sau gần 40 năm

Loài ong lớn nhất thế giới lộ diện sau gần 40 năm

Ong Wallace lớn bằng một một ngón tay cái của người trưởng thành vừa lộ diện tại Indonesia sau gần 40 năm.

Đăng ngày: 22/02/2019
Cây rừng có hoạt tính chống ung thư được nhân rộng ở Việt Nam

Cây rừng có hoạt tính chống ung thư được nhân rộng ở Việt Nam

Cây bảy lá một hoa có tác dụng kháng khuẩn, chống ung thư, tăng lực co của cơ tim và nhiều hoạt chất quý đang được nghiên cứu.

Đăng ngày: 21/02/2019
Kinh hãi tò vò ngọc lục bảo, ác mộng với những con gián

Kinh hãi tò vò ngọc lục bảo, ác mộng với những con gián

Vào thời điểm con gián làm sạch cơ thể mình xong, nọc độc của tò vò ngọc lục bảo đã hoàn toàn chiếm lấy ý chí của nó.

Đăng ngày: 20/02/2019
Virus xác sống - CWD nguy hiểm như thế nào với con người?

Virus xác sống - CWD nguy hiểm như thế nào với con người?

Dịch “xác sống” ở loài hươu, nai trên khắp nước Mỹ được các chuyên gia y tế cảnh báo có thể lây sang người.

Đăng ngày: 19/02/2019
Đắt ngang nhân sâm, nấm hương Nhật Bản có gì đặc biệt?

Đắt ngang nhân sâm, nấm hương Nhật Bản có gì đặc biệt?

Nấm hương Oita của Nhật Bản với hương thơm, vị miễn chê, đồng thời được trồng trên một loại gỗ quý với số lượng có hạn nên chúng đang được các bà nội trợ Việt săn lùng.

Đăng ngày: 18/02/2019
Vợ chồng người Úc trồng được cây cải bắp khổng lồ

Vợ chồng người Úc trồng được cây cải bắp khổng lồ

Một cặp vợ chồng người Úc đã nỗ lực ngăn chặn sâu bệnh trong hơn 9 tháng để có được cây bắp cải khổng lồ.

Đăng ngày: 16/02/2019
Địa Trung Hải: Ký sinh trùng đe dọa môi trường biển

Địa Trung Hải: Ký sinh trùng đe dọa môi trường biển

Loài sò bàn mai khổng lồ lớn thứ hai thế giới này lại đang bị đe dọa và phá vỡ quần thể của chúng bởi một loại ký sinh trùng mới.

Đăng ngày: 16/02/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News