Một bí ẩn về "của quý" của con trai có thể sắp được giải quyết rồi

Có một chi tiết hết sức bí ẩn mà các nhà khoa học đã luôn phải tìm kiếm câu trả lời bấy lâu nay, và nó có liên quan đến... "của quý" của các anh.

Cơ thể người vẫn còn rất nhiều bí ẩn đợi được khám phá. Một trong những chi tiết gây đau đầu nhất có liên quan đến... cậu nhỏ của các anh, chính xác hơn là của mọi con đực trong thế giới động vật.

Câu chuyện là: tại sao trong gần như tất cả các loài thú, thì bộ phận sinh dục luôn treo lủng lẳng ở cái nơi rất dễ bị tổn thương? Cụm từ "bộ phận sinh dục" ở đây không chỉ gồm cậu nhỏ, mà còn cả 2 hòn bi (tinh hoàn) và túi đựng (bìu) nữa.

Tại sao hai thứ ấy không được tạo hóa giấu vào trong, giống như tử cung và trứng của phụ nữ ấy?


Tại sao lại để ở cái vị trí dễ tổn thương thế này?

Sau rất nhiều năm tìm kiếm thì nay, các chuyên gia tin rằng mình đã tìm ra đáp án. Chúng nằm ở một số loài vật có phần tinh hoàn được thiết kế giấu vào trong bụng, như voi, lợn đất (aardvark), và một nhóm các loài thú tại châu Phi (afrotherian).

Trên thực tế, tinh hoàn hoạt động tốt nhất nếu được giữ ở nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt một chút. Tuy nhiên, đây không thể là lý do, vì các loài vật kể trên rõ ràng vẫn sinh sản bình thường dù hai hòn được giấu vào bên trong.

Vậy nên để kiểm chứng, các chuyên gia từ ĐH Leicester đã xét nghiệm 71 nhau thai ở các loài không có túi bìu, nhằm tìm kiếm 2 loại gene RXFP2 và INSL3. Các gene này chịu trách nhiệm hình thành dây chằng tại cuống tinh hoàn.

Kết quả, cả 2 gene trong các loài vật này đều đã đột biến đến giai đoạn không thể hoạt động được nữa.


Loài voi không hề có túi bìu.

Xét nghiệm cũng cho thấy tổ tiên chung của tất cả các loài thú châu Phi (khoảng 70 - 90 triệu năm trước) đều có tinh hoàn thõng xuống, đựng gọn trong túi bìu. Nhưng vì lý do gì mà một số loài lại tiến hóa để giấu chúng đi?

Đáp án đến từ các phân tử hóa thạch

Theo Neil Adams, tiến sĩ ngành Hoá thạch phân tử tại ĐH Leicester, thì quá trình khám nghiệm ADN của các loài thú tại châu Phi có thể là giải pháp hợp lý, vì chúng ta không cần biết mối quan hệ của chúng với các nhóm thú khác. Thay vào đó, họ chỉ cần tìm ra bằng chứng cho thấy gene của chúng đã tiến hóa.

Họ nhận ra rằng chỉ có các loài thú hiện đại tại châu Phi là có phiên bản gene tiến hóa. Còn hầu hết các nhóm khác chỉ có gene nguyên gốc. Có nghĩa rằng, trong một số loài vật tại châu Phi, dù không có túi bìu, nhưng 2 gene RXFP2 và INSL3 vẫn tồn tại.

Điều này chứng tỏ rằng tổ tiên của chúng đã tìm cách sao chép lại 2 gene này. Nhưng rồi trong quá trình tiến hóa, vì một lý do nào đó chúng nhận ra việc để tinh hoàn "treo lủng lẳng" chẳng có ích lợi gì, 2 gene này cũng đột biến để trở nên vô dụng, dẫn đến túi bìu cũng biến mất.


Chỉ có các loài thú hiện đại tại châu Phi là có phiên bản gene tiến hóa. (Ảnh minh họa).

Và vì sự biến mất này chẳng ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản, nên chúng vẫn được lưu truyền cho các thế hệ sau. Thậm chí, các chuyên gia còn xác định được thời điểm sự đột biến này xuất hiện, nhờ vào công nghệ tính đồng hồ phân tử.

Nhưng tại sao đây là một phát hiện quan trọng?

Khi xác định được một gene nguyên bản, chúng ta có thể xác định được có những dạng đột biến nào xảy ra trên nhiều nhóm động vật. Chúng ta thậm chí có thể biết được cần bao nhiêu thời gian để đoạn gene tiến hóa ấy có tác dụng cho cả một loài sau này.

Dù vậy, các chuyên gia vẫn chưa thể biết tại sao lại một số loài lại tiến hóa theo cách ấy. Có thể vì một số lợi ích, nhưng hiện tại vẫn chưa xác định được.

Nhưng đổi lại, việc sử dụng công nghệ đồng hồ phân tử vào sinh học có thể giúp chúng ta biết các giống loài đã tuyệt chủng trông ra sao, kể cả khi không tìm thấy một bộ hóa thạch nguyên vẹn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News